Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Bản đồ check quy hoạch Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Thông tin quy hoạch đô thị 2030 - 2050
Dức Thượng và Hoài Đức là hai quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Đức Thượng là một quận rừng ven thủ đô, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía Tây Bắc. Hoài Đức là một quận phát triển nhanh chóng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 18 km về phía Tây Bắc.
Đây là quy hoạch đô thị cho giai đoạn từ năm 2030 đến năm 2050.
Mục tiêu chính của quy hoạch Đức Thượng, Hoài Đức là phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. Quy hoạch này cũng nhằm tăng cường hạ tầng giao thông, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Quy hoạch bao gồm nhiều yếu tố quan trọng bao gồm: hạ tầng giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chức năng hành chính, khu đô thị mới, khu du lịch và khu đô thị nghỉ dưỡng.
Yếu tố văn hóa và môi trường được coi là quan trọng trong quy hoạch. Quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa và môi trường trong khu vực. Các công trình xanh, không gian công cộng được đặc biệt quan tâm để tạo ra một môi trường sống tốt cho cộng đồng.
Để đảm bảo tiến độ quy hoạch được thực hiện, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, nhà đầu tư và cộng đồng. Quy hoạch cần được triển khai một cách linh hoạt và có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo các công trình được hoàn thiện đúng tiến độ.
Quy hoạch bao gồm việc xây dựng và nâng cấp một số hệ thống giao thông quan trọng trong khu vực. Có kế hoạch xây dựng và mở rộng các tuyến đường giao thông chính, như các xa lộ, đường cao tốc và cầu. Ngoài ra, cũng có kế hoạch phát triển các phương tiện giao thông công cộng, như tàu điện ngầm và xe buýt.
Quy hoạch đô thị nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bằng cách tạo ra một môi trường sống tiện nghi và xanh. Các công trình công cộng như trường học, bệnh viện và khu vui chơi giải trí được quan tâm để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng. Bên cạnh đó, sẽ có một hệ thống phục vụ công cộng tốt, bao gồm các cơ sở về văn hóa, thể thao và giải trí.
Quy hoạch bao gồm kế hoạch xây dựng khu đô thị mới trong khu vực. Khu đô thị mới sẽ được thiết kế với các tiện ích hiện đại, như các khu vui chơi giải trí, cửa hàng, nhà hàng và công viên. Ngoài ra, khu đô thị mới cũng đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng và ánh sáng, để tạo ra một môi trường sống thoải mái và tiện nghi.
Thông tin chi tiết về quy hoạch đô thị 2030 - 2050 ở Đức Thượng, Hoài Đức có thể tìm thấy tại cơ quan quản lý đô thị và quy hoạch của Hà Nội. Bạn có thể truy cập vào trang web của cơ quan này để có thông tin cụ thể về quy hoạch và các dự án liên quan trong khu vực.
Thông tin bài viết được tổng hợp tự động bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo ChatGPT, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Nếu thông tin chưa đúng vui lòng liên hệ 0985771133 để chúng tôi sửa lại.
Nằm ở phía Bắc cuả huyện Hoài Đức, Đức Thượng trước kia là một xã thuần nông. Do cơ chế thị trường, người dân trong xã có thêm nghề buôn bán nhỏ. Năm nay, trong tình hình khô hạn, một số người do có thu nhập thêm đã có tư tưởng ngại khó khăn không muốn cấy. Và sự thật nếu cứ ngồi trông vào thơì tiết khô hạn như năm nay thì biết lấy đâu ra nước để cày cấy?
Trong tình hình khô hạn xảy ra ở nhiều nơi, xã Đức Thượng đã quyết tâm cấy hết diện tích. Trước Tết nguyên đán, có một đợt xả lũ cuả thuỷ điện Sông Đà, nhưng do rét đậm kéo dài, thời tiết không thuận lợi nên bà con chưa ai ra đồng làm đất cấy luá xuân. Sau Tết, khi trạm bơm dã chiến Bá Giang đưa máy bơm ra giữa lòng sông Hồng, nối dài đoạn ống hút nước thêm mấy chục mét, rồi dùng máy bơm hút nước dẫn lên mương tưới, xã Đức Thượng đã coi đây là một thời cơ thụân lợi để cấy hết diện tích. Và cuộc bắt tay chính thức vào công việc chống hạn được bắt đầu. Một cuộc họp khẩn cấp cuả lãnh đạo xã ( gồm Đảng uỷ, Ủy ban, ban khuyến nông và 7 bí thư chi bộ cùng các trưởng thôn, các ban ngành đoàn thể trong xã đã được triển khai. Nghị quyết đề ra: Nếu ở thôn nào không cấy hết diện tích, lãnh đạo thôn đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ. Trên tinh thần đó, các chi bộ đã mở hội nghị Quân- Dân- Chính để triển khai thực hiện nghị quyết cuả Đảng uỷ xã. Mở đầu cuộc họp quân dân chính, mọi ngươì đều được xem lại bức ảnh Bác Hồ mặc quần áo nâu, mũ lá, quần xắn đến gối, đang đạp guồng nước cùng bà con nông dân chống hạn. Rồi được nghe cán bộ giảng giải, mọi người đều thấy được ý nghĩa cuả việc chống hạn: không những cấy hết diện tích, mà còn góp phần làm bình ổn an ninh lương thực, và sâu xa hơn nữa là làm theo tấm gương cuả Bác Hồ. Trong cuộc họp, ông Nguyễn Văn Ích - người có nhiều năm gắn bó với ruộng đồng - đã phát biểu: “Tôi thấy Cụ Hồ là một lãnh tụ, vậy mà cũng đi chống hạn cùng dân, lẽ nào chúng ta không tự khắc phục được hạn hán để cấy cho kịp thời vụ”. Các chi bộ đều quán triệt, giao nhiệm vụ cho từng Đảng viên đôn đốc bà con trong địa bàn phụ trách cố gắng khắc phục để chống hạn, cấy hết diện tích, tranh thủ lúc có nước, trong khi thời vụ đang rất gấp, nếu để lỡ, sẽ dễ dẫn đến diện tích bỏ hoang…. Đúng dịp nước mương được dẫn về, do mực nước còn thấp, các thôn đã đồng loạt huy động hết số máy bơm hiện có, tập trung ra đồng dẫn nước vào ruộng. Vì nước còn ít, nên chi bộ đã chỉ đạo: tất cả các máy tập trung vào từng nhánh kênh một, vừa đảm bảo đủ nước cho tùng khu vực, vừa tiết kiệm tối đa nguồn nước, tránh thất thoát lãng phí. Các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng thôn ngày đêm thay phiên nhau trực chỗ máy bơm, động viên anh em vận hành máy bơm phát huy hết công suất. Các máy bơm thay nhau hoạt động suốt ngày đêm. Như mạch máu đi nuôi cơ thể, nước toả ra các nhánh, đổ vào máng nhỏ tưới cho ruộng đồng. Và như có phép lạ, chỉ sau một đêm, khu đồng khô hạn nứt nẻ đã ngập trắng nước. Nước làm hồi sinh những thửa ruộng đã cấy trước Tết, bị khô hạn; nước hàn gắn những vết nứt nẻ cuả những mảnh ruộng còn chưa kịp cày bừa. Có nước, cộng với thơì tiết ấm áp cuả mùa xuân, đồng luá dần dần được khoác màu áo mới. Những chân ruộng còn quá cao, máy bơm không dẫn nước lên được thì huy động gàu tát. Một cảnh nhộn nhịp hiếm thấy trên khắp các cánh đồng. Nhìn cảnh tượng đó, tôi bỗng nhớ lại câu ca dao đã được học từ lâu lắm:
Bước ra đồng sau- thấy gàu đang tát.
Bước về đồng truớc, thấy guồng đang quay”
Các ban ngành đoàn thể cùng vào cuộc: Chị em phụ nữ thi đua nhau cấy hết diện tích cuả nhà mình trứơc 8.3. Đoàn thanh niên phối hợp với hội cựu chiến binh giúp đỡ những gia đình neo đơn trong khâu làm đất. Các cụ già trong hội người cao tuổi cũng động viên con cháu tạm ngừng hết các công việc khác để tập trung cấy cho kịp thời vụ. Đặc biệt, đơn vị bộ đội đóng ở gần đấy cũng huy động lực lượng ra giúp dân tát nước chống hạn. Cụ Nguyễn Văn Lợi - người cao tuổi nhất cuả thôn Nội nói : “ Tôi đã động viên con cháu cố gắng ra đồng làm đất và cấy hết diện tích. Tôi trích khoản lương hưu ít ỏi cuả mình ra và “treo giải” :nếu nhà nào cấy xong diện tích trước, sẽ thưởng một bữa liên hoan là 500.000đ. Vì vậy các con tôi đều cấy xong trước 25.2”
Đáng chú ý là khi nguồn nước mương không đủ, các đồng chí Đảng viên trong chi bộ ở các thôn đã huy động máy bơm sử dụng nguồn nước dự trữ trong các ao hồ, bơm và dẫn nước đến những nơi cần. Chưa bao giờ , không khí lao động lại khẩn trương như những ngày này: Đồng trên đồng dươí tấp nập, trong làng ngoài bãi râm ran tiếng nói tiếng cười. Loa truyền thanh đưa tin cập nhật về tiến độ cuả các đội, các gia đình, tạo nên không khí thi đua sôi nổi. Bức ảnh Bác Hồ cùng dân chống hạn được phóng to, treo ở những nơi trang trọng đã giúp cho công tác tuyên truyền được lan rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, khiến ai cũng thấy mình cần phaỉ có trách nhiệm với việc chống hạn, làm tốt việc gieo cấy luá xuân. Mọi người đều vui vẻ vì cấy hết diện tích. Mới hay:
Thì mưa từ những bàn tay con người”
Đến nay, xã Đức Thượng đã cấy xong toàn bộ diện tích trước ngaỳ 10.3. Bà con đang bắt tay vào chăm sóc lúa xuân như làm cỏ, bón thúc. Một số mảnh ruộng cấy sau cũng đã bắt đầu bén rễ. Màu xanh cuả cánh đồng đã bắt đầu được tô đậm hơn. Những mảnh lúa cấy trước đã có một làn sóng xanh vui mắt dưới gió xuân nhè nhẹ, hứa hẹn một muà vụ bội thu.
Trong cuộc họp giao ban đầu tháng 3 cuả xã Đức Thượng, tất cả các ban ngành và bí thư các chi bộ thôn đều phấn khởi vì mình vừa góp phần đẩy lùi hạn hán, cùng mọi ngươì dân “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” để cứu được cả cánh đồng khỏi rơi vào tình trạng bị bỏ hoang , trả lại màu xanh no ấm cho đồng ruộng. Ai ai cũng nhận thức và thấm thía những gì được học về tấm gương của Bác , và càng tự hào vì mình đã làm tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt đã ý thức được và tuyên truyền nhân dân làm theo gương Bác. Hy vọng việc “thay trời làm mưa” cuả Đảng bộ và nhân dân xã Đức Thượng sẽ được tiếp nối bởi nhiều hoạt động khác để nhân dân LÀM THEO tấm gương cuả Bác đúng như ý nghĩa cuả cuộc vận động, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đó cũng chính là mục tiêu cuả Đảng ta muốn xoá đoí giảm nghèo, mà môi trường nông thôn là một trong những mảnh đất tốt để gieo trồng và phát triển những việc làm theo ấy, để bộ mặt nông thôn Việt Nam ngày một khởi sắc. Thay cho lời kết, tôi muốn dẫn lại hai câu thơ mà đồng chí Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Xuân Trà đã đọc khi cao hứng lúc dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng thôn Nội: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, soỉ đá cũng thành cơm" Nguyễn Thị Diệp