Trao đổi với phóng viên, bà T.T cho biết bản thân đã ký hợp đồng, mua thẻ nghỉ dưỡng trị giá 195 triệu đồng của Công ty Holidays Việt Nam vào tháng 11/2022. Tại thời điểm tham dự hội thảo, bà đã được tư vấn viên nói rằng doanh nghiệp có liên kết với chuỗi khách sạn Movenpick và Vietnam Airlines.
Cẩn trọng trước khi đặt bút ký hợp đồng
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Tuyên, CEO Công ty Travelogy Việt Nam, cho biết mô hình chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare) đã phát triển rầm rộ trong những năm gần đây tại Việt Nam.
Xét về ưu điểm, những chương trình này có tính linh hoạt cao, khách hàng có thể trao tặng, mời bạn bè tham gia cùng chuyến đi. Ngoài ra, vào thời kỳ cao điểm du lịch, khách hàng cũng không phải trả thêm chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, những tấm thẻ du lịch này còn phần nào thể hiện giá trị, địa vị của cá nhân trong xã hội.
Các công ty timeshare không vận hành giống các công ty du lịch. Những bộ phận như bán tour, điều hành, quản lý, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp này đều gặp nhiều hạn chế
Ông Vũ Văn Tuyên, CEO Công ty Travelogy Việt Nam
Tuy nhiên, những công ty kinh doanh mô hình như trên vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn nằm trong cách vận hành, do đó có thể bị lợi dụng mô hình này để lừa đảo.
“Các công ty timeshare không vận hành giống các công ty du lịch. Những bộ phận như bán tour, điều hành, quản lý, chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp này đều gặp nhiều hạn chế”, ông Vũ Văn Tuyên cho biết.
Chính vì lẽ đó, khi khách hàng gặp sự cố không mong muốn. Bộ phận chăm sóc khách hàng của các công ty này sẽ rất khó để can thiệp và giải quyết.
"Thêm vào đó, mô hình timeshare thường chỉ dành cho những khu du lịch nghỉ dưỡng 4-5 sao và cần có một hệ thống toàn cầu, giúp cho khách hàng dễ dàng trao đổi kỳ nghỉ với nhau. Điều này ở Việt Nam hiện còn rất hạn chế, số lượng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng còn khiêm tốn", ông Tuyên nhận định.
Với hình thức sở hữu chung, bản thân khách hàng có thể gặp phải những bất tiện trong quá trình sử dụng căn hộ. Ngoài ra, việc vận hành, bảo dưỡng căn hộ, resort cũng sẽ phát sinh nhiều chi phí tốn kém.
Những lời tư vấn của nhân viên kinh doanh (phía bên trái) sẽ không được phía Công ty Holidays Việt Nam chịu trách nhiệm (phía bên phải). Ảnh: NVCC.
Trước các sự việc gần đây liên quan đến Công ty Holidays Việt Nam, ông Tuyên cho rằng du khách cần giữ thái độ thận trọng và kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn trước khi ký kết hợp đồng.
“Người mua nên đọc kỹ hợp đồng, tìm hiểu các thông tin cơ bản của đơn vị, chẳng hạn như kiểm tra giấy phép, chức năng đăng ký kinh doanh của công ty…”, ông Tuyên nhận định.
Không chỉ vậy, trước các tấm voucher vé máy bay miễn phí, khách hàng có thể gọi cho hãng hàng không và yêu cầu kiểm tra mã code mà công ty đó đã đặt. Từ đó, khách hàng sẽ biết được tình trạng thanh toán của tấm vé. Với các tấm voucher khách sạn, người nhận cũng có thể thực hiện hành động kiểm tra tương tự bằng cách gọi vào hotline của cơ sở lưu trú.
Đối với trường hợp của Công ty Holidays Việt Nam, ngày 25/5, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban truyền thông của Vietnam Airlines cho biết sau khi rà soát với tất cả các đầu mối có liên quan trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cho đến thời điểm này, tất cả các đơn vị thương mại của đơn vị đều khẳng định không có bất cứ hợp tác nào với công ty này.
Ngày 26/5, bộ phận phụ trách báo chí của Ngân hàng quân đội MB cũng xác nhận ngân hàng này không có quan hệ hợp tác với Công ty Holidays Việt Nam.
Ngày 29/5, đại diện chuỗi khách sạn Movenpick Cam Ranh và đại diện chuỗi Movenpick Phú Quốc xác nhận không có hợp tác hay ủy quyền với Công ty Holidays Việt Nam.
Phía Công ty Holidays Việt Nam cũng đã thừa nhận những sai sót trong việc quản lý, quán triệt nội dung tới các nhân viên tư vấn, đội ngũ sale. Ngoài ra, đơn vị này cũng đang dần hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, phản ánh với phóng viên, nhiều người vẫn chưa thể lấy lại được tiền và vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc trao đổi với công ty.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
CÔNG TY TNHH MEDRING VIỆT NAM INTERNATIONAL
Tầng 6, lô A1, tòa nhà Indochina Plaza Hanoi, số 241 Xuân Thủy , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.
Hãy tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng và việc làm. Bạn nên cẩn trọng với những công việc yêu cầu nộp phí, hoặc hợp đồng mập mờ, thông tin không rõ ràng. Nếu bạn thấy tin tuyển dụng này chưa chính xác. Hãy phản ảnh với chúng tôi.
Hồ Chí Minh Hà Nội An Giang Australia Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cambodia Cần Thơ Cao Bằng China Đà Nẵng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng bằng Sông Cửu Long Đồng Nai Đồng Tháp France Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hoà Bình Hưng Yên India Indonesia Japan Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum KV Bắc Trung Bộ KV Đông Nam Bộ KV Nam Trung Bộ Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Laos Long An Malaysia Myanmar Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Nước ngoài / Oversea Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Remote/Home-based Singapore Sóc Trăng Sơn La South Korea Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thailand Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Timor-Leste Toàn quốc Trà Vinh Turkey Tuyên Quang UK USA Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái
Khách hàng được thu hút bằng việc tặng voucher vé máy bay, khách sạn miễn phí, sau đó ký hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ với số tiền hàng trăm triệu đồng.
“Anh chị là người may mắn mới được công ty em mời tham dự hội thảo”, “Duy nhất trong ngày hôm nay, công ty sẽ có 5 suất hợp đồng ưu đãi, mai là không còn nữa”, “Công ty xin gửi tặng anh chị voucher nghỉ dưỡng và vé máy bay khứ hồi miễn phí khi tham dự sự kiện”...
Những lời lẽ như “rót mật vào tai” của tư vấn viên và quản lý của Công ty Holidays Việt Nam đã thôi thúc nhiều khách hàng ký các bản hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ lên tới cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, nhiều người mệt mỏi với chuỗi ngày dài đòi tiền, thay vì những kỳ nghỉ tại khách sạn 5 sao.
Mọi chuyện bắt đầu từ những cuộc gọi. Bắt đầu từ tháng 3, chị T.H (50 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các công ty du lịch. Điểm chung của các đơn vị này là họ luôn “hào phóng” tặng cho khách hàng các voucher nghỉ dưỡng hoàn toàn miễn phí.
“Họ bảo tôi đến đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Khi về sẽ được tặng vé máy bay và voucher nghỉ dưỡng miễn phí tại khách sạn hạng sang. Buổi hội thảo cũng chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ”, chị T.H cho biết.
Dù được thành lập từ năm 2021, đến nay, khách hàng vẫn không thể tìm kiếm thông tin về các khu nghỉ dưỡng trên website của công ty. Ảnh: Holidays Việt Nam.
Tuy nhiên, người khách hàng nhận ra những tấm voucher này rất lạ. Không có dấu đỏ của công ty, không có chữ ký lãnh đạo, những tấm phiếu quà tặng này có thể dễ dàng được in ấn, sao chép với số lượng hàng loạt. Quan trọng nhất, khách hàng rất khó khăn để sử dụng những tấm voucher này.
“Khi tôi đặt khách sạn, nhân viên công ty cho biết phòng đã hết sạch. Voucher vé máy bay cũng chưa bao gồm thuế VAT, lệ phí sân bay và các khoản chi phí khác. Nếu vẫn muốn đặt vé máy bay, tổng số tiền mà khách hàng phải đóng thêm lên tới 1,8 triệu đồng/người”, chị T.H chia sẻ.
Dùng voucher để thu hút người đến hội thảo là kịch bản chung được Công ty Holidays Việt Nam áp dụng cho nhiều khách hàng. Khi đến tham gia hội thảo, chị T.H được dẫn vào một căn phòng rộng hơn 40 m2. Tại đây có khoảng hơn 10 vị khách hàng khác, đa phần là phụ nữ trong độ tuổi trung niên.
“Đầu tiên, mọi người sẽ được lắng nghe về tiểu sử của công ty. Họ tự nhận mình là đơn vị hàng đầu trong ngành và có sự hợp tác với các thương hiệu khách sạn cao cấp. Tiếp theo, mỗi người sẽ được một bạn tư vấn viên đến chia sẻ về thẻ nghỉ dưỡng”, chị T.H nói.
Trong quá trình giới thiệu về tấm thẻ, công ty tự nhận mình có liên kết với chuỗi khách sạn Movenpick. Ngoài ra, tư vấn viên luôn thúc giục chị T.H ký hợp đồng ngay tại buổi hội thảo vì sẽ được giảm giá đến 40%. Không chỉ vậy, người mua có thể chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng cho công ty nếu sau này đổi ý.
Do cảm thấy hợp đồng có nhiều điều khoản chưa sáng tỏ, chị T.H đã quyết định từ chối và ra về. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị thuyết phục bởi lời mời chào của tư vấn viên và đặt bút ký hợp đồng trị giá cả trăm triệu đồng. Và đó chính là câu chuyện của bà T.T (70 tuổi, sinh sống tại Hà Nội).