Bài viết tóm tắt một số quy định đặc thù với hóa đơn dịch vụ vận chuyển vận tải giao nhận như thời điểm lập, bảng kê đính kèm…
Áp dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC, nghị định 123/2020/NĐ-CP
(Theo hướng dẫn tại công văn số 2027/CTBNI-TTHT ngày 30/6/2022 – Cục thuế tỉnh Bắc Ninh)
Thời điểm lập hóa đơn chuyển phát nhanh bưu chính
Hóa đơn dịch vụ vận tải có kèm bảng kê được không?
Hiện nay quan điểm này không rõ ràng, tuy nhiên, theo hướng thận trọng, hóa đơn điện tử không nên đính kèm bảng kê theo lập luận
Hoá đơn điện tử đính kèm bảng kê
Áp dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT-BTC
Hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT-BTC có thể được lập kèm bảng kê theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về sử dụng bảng kê như sau:
“2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.”
Biên soạn: Nguyễn Văn Tĩnh – Tư vấn viên
– Tùy theo yêu cầu của khách hàng, hàng hóa được kiểm kê, bàn giao tại Nhà máy bên bán hoặc vận chuyển đến chân công trình (địa điểm được yêu cầu trong hợp đồng).
– Chi phí vận chuyển được xác định rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
– Phương tiện vận chuyển tùy thuộc vào loại hình sản phẩm, giao thông, hoàn cảnh, địa điểm nhận hàng.
– Thời điểm vận chuyển: tùy theo yêu cầu của khách hàng và hoàn cảnh, địa điểm nhận hàng.
– Tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm, hàng hóa được bốc dỡ tại địa điểm giao nhận đã thỏa thuận.
– Chi phí bốc dỡ (nếu do bên bán chịu) được xác định rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
Sản phẩm, hàng hóa được kiểm kê, bàn giao bàn giao theo thực tế.
– Nhà máy sản xuất, kho chứa thực hiện kiểm kê, bàn giao với lái xe / đơn vị vận chuyển.
– Lái xe / đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
– Lái xe / đơn vị vận chuyển thực hiện bàn giao cho khách hàng tại nơi nhận.
CÔNG TY TNHH MTV BAO BÌ TOÀN CẦU
NGÀNH: Vận Chuyển Hàng Hóa, Giao Nhận Vận Chuyển Hàng Hóa
220/1 Phan Văn Hân, P. 17, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hải Khánh Hà Nội: Tầng 7 TN Investip Số 5B, Ngõ 55, Huỳnh Thúc Kháng, P. Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Hải Khánh Đà Nẵng: Số 545 Đường Ngô Quyền, P. Sơn Trà, Q. An Hải Bắc, Đà Nẵng Hải Khánh Quy Nhơn: Tầng 4 TN Phú Tài, Số 278, Đường Nguyễn Thị Định, TP. Quy Nhơn
Cơ sở pháp lý: Nghị định 123/2020/NĐ-CP
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
…a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua…
Điều 3. Phân loại dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:…”