Giáo Dục Ở Việt Nam Năm 2020

Giáo Dục Ở Việt Nam Năm 2020

Trại hè Heidelberg – Germany 2020

Đời sống và tinh thần giáo chức

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470, giáo sư đại học là 640 trở lên. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ Nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ Nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy đời sống chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, hầu hết các nhà giáo vẫn giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.[114]

Các giáo sư đại học là một thành phần xã hội ở trên cao, cách biệt rất lớn với hàng ngũ giáo chức trung, tiểu học và sinh viên đại học. Hầu hết các giáo sư đại học sinh trưởng trong các gia đình thượng lưu. Đa số đều đi dạy bằng ô tô. Các giáo sư đại học lúc bấy giờ toàn tâm toàn ý cho công cuộc giáo dục, đào tạo thế hệ trí thức tương lai, mà không hề chịu một sức ép nào, về kinh tế cũng như về chính trị. Nhiều giáo sư đại học được mời tham gia chính phủ trong cương vị Tổng trưởng, Bộ trưởng như Vũ Quốc Thông (Bộ trưởng Y tế), Vũ Văn Mẫu (Bộ trưởng Ngoại giao), Nguyễn Quang Trình (Bộ trưởng Giáo dục), Nguyễn Văn Tương (Phủ Đặc ủy Hành chánh, tương đương Bộ trưởng Nội vụ), Trần Văn Kiện (Ủy viên Tài chánh, tương đương Bộ trưởng Tài chánh), Nguyễn Duy Xuân (Bộ trưởng Kinh Tế), Vương Văn Bắc (Bộ trưởng Ngoại giao)...[115]

Các học viện và viện nghiên cứu

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho,[96] Duyên Hải ở Nha Trang,[97] Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974),[98] và Long Hồ ở Vĩnh Long.[73] Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp.[97] Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.[99] Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.[97]

Các trường tư thục và Quốc gia Nghĩa tử

Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.[28] Đến niên học 1970–1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.[57] Tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học.[58] Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux de Dalat, Couvent des Oiseaux de Saigon-Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), và Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo hội Công giáo. Tổng cộng Giáo hội Công giáo sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học.[59]

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng số học sinh là 58.466. Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie-Curie, Colette, Saint-Exupéry,[60] Lycée Yersin (Đà Lạt), College Đà Nẵng, và College Nha Trang. Những trường này theo giáo trình của Pháp để học sinh thi tú tài Pháp.[61] Kể từ năm 1956, tất cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam.[62] Chương trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm. Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).[63]

Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ.[64] Theo Quy học chánh ban hành năm 1957 và tu chính năm 1958 đối với trường tư thục của người Hoa thì chính phủ đòi hỏi các trường tiểu học phải dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ và tiếng Hoa bị liệt vào hàng ngoại ngữ, hạn chế dạy tối đa sáu (6) giờ/tuần. Những năm kế tiếp quy định này cũng áp dụng với cấp trung học.[65] Vào năm 1962 có 16 trường trung học của cộng đồng người Hoa với 5.635 học sinh.[56] Nếu tính cả tiểu và trung học gộp lại thì có khoảng 70.000 học sinh trường Hoa vào đầu thập niên 1960.[65]

Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia Nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là một ưu đãi của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gia Nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho học sinh chứ không huấn luyện quân sự.[66][67] Vì vậy trường Quốc gia Nghĩa tử khác trường thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường Quốc gia Nghĩa tử cũng bị giải thể.

Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện đại học, trường đại học, và học viện trong nước. Tuy nhiên, ở một số nơi vì số lượng tuyển sinh rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược, Nha, Kỹ thuật, Quốc gia Hành chánh, và Sư phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền học phí. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.[33]

Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán...); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh...) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông...). Cấp 2: học thêm 1–2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2–3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.[71]