TPO - Đến thời điểm này, các trường đại học (ĐH) thuộc nhóm ngành sức khỏe đã công bố đề án tuyển sinh. Học phí của nhóm ngành này được thí sinh quan tâm vì đây là nhóm ngành có mức học phí cao nhất trong 7 nhóm ngành được quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ về cơ chế thu chi học phí áp dụng từ năm 2021.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Năm 2022, mức thu học phí mới áp dụng cho sinh viên năm thứ nhất các ngành răng hàm mặt và dược học 44 triệu đồng/năm học; y đa khoa 42 triệu đồng/năm học.
Các ngành còn lại khối đào tạo cử nhân: điều dưỡng, dinh dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, khúc xạ nhãn khoa, y tế công cộng, kỹ thuật phục hồi chức năng cùng mức 28 triệu đồng/năm học.
Đối với sinh viên chính quy từ năm thứ 2 trở lên, mức học phí áp dụng chung cho tất cả các ngành là 24,5 triệu đồng/năm học.
Đáng chú ý, nhà trường công bố học phí các ngành, đối tượng đào tạo dịch vụ với mức cao cách biệt, trong đó ngành y Việt – Đức học phí lên đến 190 triệu đồng/năm học.
Đối tượng đào tạo theo địa chỉ: khối ngành y đa khoa 84,7 triệu đồng/năm học; khối các ngành cử nhân 60,5 triệu đồng/năm học; hệ đại học thuộc đối tượng chuyển trường 55 triệu đồng/năm học.
Năm 2023, mức học phí tăng theo lộ trình. Mức dự kiến cụ thể như sau: Ngành y khoa, dược, răng – hàm – mặt, y học cổ truyền: 55 triệu đồng/năm; ngành điều dưỡng 40 triệu đồng/năm. Mức học phí này tăng từ 3-6 triệu đồng so với năm 2022.
Trong đề án tuyển sinh, Khoa Y đã công bố mức thu học phí giai đoạn 1 (2021 – 2023) dự kiến được tăng theo lộ trình như sau:
Mức thu học phí cho từng khoá học về định hướng vẫn sẽ được giữ cố định trong thời gian đào tạo và thay đổi khi có các văn bản liên quan.
Học phí trung bình tối đa năm 2023 của trường tăng 13 triệu đồng so với năm 2022. Năm trước mức học phí bình quân tối đa 24,6 triệu đồng/năm, năm nay tăng lên 37,6 triệu đồng/năm.
Năm 2022, học phí cao nhất của Trường đại học Y Dược Cần Thơ cao nhất là 44,1 triệu đồng/năm đối với các ngành y, răng hàm mặt và dược. Học phí thấp nhất 29,4 triệu đồng cho các ngành y tế công cộng và kỹ thuật hình ảnh y học.
Học phí nhóm ngành sức khỏe của Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu
Được tính theo tín chỉ. Học phí năm thứ nhất của ngành dược học là 1,38 triệu đồng/tín chỉ; điều dưỡng là 1,12 triệu đồng/tín chỉ). Từ năm thứ hai trở đi, học phí có thể được điều chỉnh tăng không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó.
Học phí Y khoa Trường ĐH Tân Tạo
Học phí y khoa bình quân 150 triệu đồng/năm, ngành điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 40 triệu đồng/năm.
Học phí nhóm ngành sức khỏe Trường ĐH Văn Lang
Đối với ngành răng – hàm – mặt, mức học phí dự kiến dao động khoảng 200 triệu đồng/năm, y khoa từ 170 đến 196 triệu đồng/năm. Các ngành thuộc khối sức khỏe còn lại như điều dưỡng, dược học, kỹ thuật xét nghiệm y khoa sẽ có học phí theo tín chỉ từ 1,3 đến 2,1 triệu đồng/tín chỉ. Mức học phí của các năm tiếp theo có thể thay đổi nhưng không tăng quá 8% so với mức học phí chuẩn.
Học phí nhóm ngành sức khỏe Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Học phí giảm mạnh. Ở chương trình đại trà, học phí ngành răng – hàm – mặt, y đa khoa là 180 triệu đồng/năm; y học cổ truyền 90 triệu đồng/năm, dược học 60 triệu đồng/năm.
Các ngành: điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, hộ sinh, dinh dưỡng, y tế công cộng có mức học phí 55 triệu đồng/năm.
Với chương trình tiếng Anh, học cùng sinh viên quốc tế, học phí ngành răng – hàm – mặt, y đa khoa là 220 triệu đồng/năm; dược học 100 triệu đồng/năm; các ngành khác 100 triệu đồng/năm.
Như vậy, học phí ngành răng – hàm – mặt, y đa khoa cả 2 hệ của trường này đều giảm tới 30 triệu đồng so với năm 2022.
Học phí đa số đại học Y, Dược miền Bắc là 14,3 triệu đồng, riêng Khoa Y (Đại học Quốc gia TP HCM) 88 triệu đồng, Đại học Y Dược TP HCM 40-70 triệu đồng.
Năm nay, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.120 sinh viên cho 11 ngành tại cơ sở Hà Nội và phân hiệu Thanh Hóa, trong đó lấy tối thiểu 75%, tương đương 840 em từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Các ngành tuyển sinh gồm: Y khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cồng. Trong đó, Y khoa lấy nhiều nhất - 400 sinh viên. Đây là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 26,75 (năm 2019) và 24,75 (năm 2018).
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy vẫn theo nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tức 14,3 triệu đồng một năm. Tuy nhiên, trường sẽ có quy định riêng khi được phê duyệt tự chủ.
Bên cạnh ngành Dược học truyền thống, trường mở thêm ngành Hóa dược, tuyển 60 sinh viên. Cả hai ngành này đều chỉ tuyển khối A00 (Toán, Lý, Hóa), tổng chỉ tiêu 760.
Học phí của trường năm học này là 14,3 triệu đồng, các năm sau tăng đúng lộ trình của Chính phủ về cơ chế thu, chi, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Khoa Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Năm 2020, Khoa Y Dược tuyển 400 sinh viên tại 6 ngành gồm: Y khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, tăng 3 ngành so với năm ngoái. Điểm trúng tuyển 2019 dao động 21-25,6. Học phí của khoa Y Dược năm học 2020-2021 là 14,3 triệu đồng.
4. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
Trường tuyển 900 sinh viên tại ba ngành gồm: Y khoa, Y học cổ truyền, Dược học. Năm ngoái, điểm trúng tuyển các ngành này lần lượt là 23,25, 20,55 và 21,9. Năm học này, học phí của trường là 14,3 triệu đồng.
Trường tuyển 420 sinh viên tại 6 ngành: Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dinh dưỡng học, Công tác xã hội, Kỹ thuật hồi phục chức năng, Công nghệ kỹ thuật môi trường. Điểm trúng tuyển năm ngoái dao động 15-18,5.
Học phí theo từng ngành của Đại học Y tế công cộng:
6. Đại học Y Dược (Đại học Thái Nguyên)
Trường tuyển 930 sinh viên cho sáu ngành: Y khoa, Dược học và Răng - Hàm - Mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học. Điểm chuân năm ngoái từ 18 đến 23,6. Học phí năm 2020-2021 là 14,3 triệu đồng.
Trường đào tạo 7 ngành gồm: Y khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật xét nghiệm y học với tổng chỉ tiêu 1.140. Năm 2019, điểm trúng tuyển của trường dao động 18-23,85, cao nhất là ngành Y khoa khối B00 (Toán, Hóa, Sinh).
Năm học này, học phí tất cả ngành của trường là 14,3 triệu đồng.
Trường tuyển 940 sinh viên cho năm chuyên ngành gồm: Y khoa, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dược học, Điều dưỡng, trong đó Y khoa lấy 500 em. Điểm chuẩn của trường năm ngoái từ 18 đến 24,6, cao hơn 2 điểm so với năm 2018. Y khoa cũng là ngành lấy điểm cao nhất - 24,6.
Học phí năm học 2020-2021 của trường là 14,3 triệu đồng.
9. Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trường chưa thông báo đề án tuyển sinh 2020 trên website. Năm ngoái, trường tuyển sinh 5 ngành, gồm: Y khoa, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng với tổng chỉ tiêu 680.
Nhà trường đào tạo theo học chế tín chỉ, chưa thông báo hoc phí năm nay. Năm học 2019-2020, ngành Y khoa (6 năm) từ 220 đến 230 tín chỉ, học phí 436.000 đồng/tín chỉ. Các ngành hệ cử nhân sẽ có 140-147 tín chỉ trong 4 năm, học phí 410.000 đồng/tín chỉ.
Học phí năm nay dự kiến tăng tối đa 10% so với năm ngoái.
10. Đại học Y Dược (Đại học Huế)
Trường đào tạo 10 ngành gồm: Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuât xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế công cộng với tổng 1.470 sinh viên. Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường từ 16,5 đến 25.
Năm học 2020-2021, học phí của trường là 14,3 triệu đồng.
Sinh viên Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Thanh Hằng
11. Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
Năm nay, trường tuyển 720 sinh viên cho 6 ngành gồm: Y khoa, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Học phí của sinh viên đại học chính quy 2020-2021 là 14,3 triệu đồng một năm, tương đương 1,43 triệu đồng một tháng.
12. Khoa Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
Khoa Y Dược đào tạo bốn ngành là Y khoa, Điều Dưỡng, Răng - Hàm - Mặt và Dược học, tuyển 205 sinh viên. Điểm trúng tuyển năm ngoái của các ngành từ 18 đến 23,8, cao nhất là Y khoa, thấp nhất là Điều dưỡng. Học phí các ngành là 14,3 triệu đồng một năm, một kỳ là 7,15 triệu đồng.
Trường tuyển sinh 9 ngành với 1.480 sinh viên, nhiều hơn năm ngoái 130 em. Điểm trúng tuyển năm ngoái 18-24,3. Học phí bình quân tối đa cho chương trình đại trà là 24,6 triệu một năm (theo Quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động).
Năm nay, Đại học Y Dược tuyển 2.312 sinh viên tại 14 ngành, trong đó Dược học tuyển nhiều nhất với 408 em. Điểm chuẩn năm ngoái của trường từ 18,5 đến 26,7, cao nhất là Y khoa, kế đó là Răng - Hàm - Mặt 26,1.
Đây là năm đầu tiên Đại học Y dược TP HCM tự chủ học phí. Bảng học phí chi tiết năm học 2020-2021:
Học phí tăng 10% trong mỗi năm tiếp theo.
15. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Năm nay, trường tuyển 1.310 sinh viên cho 9 ngành, trong đó Y khoa tuyển nhiều nhất với 760 em. Điểm trúng tuyển năm 2019 của trường từ 18,05 đến 25,15.
Học phí đóng theo tín chỉ, chưa công bố cụ thể mức đóng của năm học 2020-2021. Năm học 2018-2019, học phí cho sinh viên có hộ khẩu TP HCM là 11,8 triệu đồng, nếu thu theo tín chỉ là 305.000 đồng/tín chỉ.
Sinh viên thuộc địa phương khác phải đóng 23,6 triệu đồng/năm, hay 605.000 đồng/tín chỉ. Năm 2019, tổng chi phí đào tạo trung bình năm của một sinh viên đại học chính quy là 31,3 triệu đồng.
16. Khoa Y (Đại học Quốc gia TP HCM)
Khoa Y tuyển 200 sinh viên tại ba ngành Y khoa, Dược học và Răng - Hàm - Mặt. Điểm chuẩn năm 2019 của các ngành dao động mức 22. Năm nay, học phí cho ngành Y khoa CLC là 65 triệu đồng, Răng - Hàm - Mặt CLC 88 triệu đồng và Dược học CLC 55 triệu đồng.