Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. Trường hợp mắc bệnh thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn, điều trị dễ hơn và ít xảy ra biến chứng. Dưới đây là các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ không được bỏ qua.
Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng tháng tuổi
Theo tiếng Latin thì “sơ sinh” nghĩa là “không thể nói”, dùng để chỉ các bé trong độ tuổi từ 1 - 12 tháng tuổi. Còn trong Y khoa thì sơ sinh chính là giai đoạn từ lúc em bé được sinh ra cho đến khi tròn 1 tháng tuổi. Sau đây là các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 0 - 12 tháng tuổi.
Ngay sau khi được sinh ra, trẻ cần tiêm 1 mũi vắc xin Viêm gan B trong 24 giờ đầu. Sau đó, trong vòng 1 tháng đầu trẻ sẽ tiêm vắc xin lao, thường là sau sinh 2 tuần.
Vắc xin Lao và vắc xin Viêm gan B là các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh quan trọng
Trẻ độ tuổi này cần tiêm mũi 1 vắc xin Rotavirus và mũi 1 vắc xin Phế cầu. Trong đó, vắc xin Rotavirus giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus, còn vắc xin Phế cầu giúp phòng bệnh do phế cầu khuẩn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…
Trẻ 2 tháng tuổi cần được tiêm mũi 1 vắc xin 6 trong 1 giúp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do HIB. Sau đó, tiêm các mũi nhắc lại (mũi 2 và 3) vào tháng thứ 3 và 4.
Nếu ba mẹ lựa chọn tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não do Hib hoặc vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp theo dịch vụ thì nên bổ sung thêm mũi viêm gan B riêng lẻ.
Ngoài ra, giai đoạn này trẻ còn có thể viêm các mũi vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu nhóm B. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được tiêm các mũi nhắc lại của vắc xin Phế cầu, bao gồm mũi 2 và 3 vào tháng thứ 3 và 4.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, ba mẹ hãy cho bé tiêm vắc xin Cúm mũi 1. Sau đó 1 tháng thì tiêm nhắc mũi 2 và thực hiện tiêm phòng vắc xin này định kỳ mỗi năm, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh do virus cúm và hạn chế được biến chứng nếu chẳng may mắc bệnh.
Bộ Y tế còn khuyến cáo trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi cũng nên thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B và C.
Ở độ tuổi này có 2 mũi vắc xin quan trọng mà ba mẹ không được bỏ lỡ, đó là mũi 1 vắc xin Viêm não Nhật Bản Imojev của Thái Lan và mũi 1 vắc xin Sởi hoặc vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella. Đây đều là những mũi vắc xin giúp phòng những bệnh nguy hiểm, dễ gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ dưới 5 tuổi.
Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu do type huyết thanh A, C, Y, W-135 cũng được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên đến người lớn 55 tuổi. Đối với trẻ từ 9 - 23 tháng tuổi sẽ được chỉ định tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Từ 23 tháng trở lên và người lớn thì chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.
Ngoài ra, từ 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể tiêm vắc xin Varilrix của Bỉ phòng bệnh thủy đậu. Ba mẹ có thể cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu tiêm phòng cho con.
Trẻ nhỏ 9 tháng tuổi cần được tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản và vắc xin Sởi
Nếu trẻ ở thời điểm 9 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev thế hệ mới thì có thể tiêm vắc xin Jevax của Việt Nam mũi 1, mũi 2 cách mũi 1 từ 1 - 2 tuần. Sau khi tiêm mũi 2 được 1 năm thì tiến hành tiêm mũi 3. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 liều duy nhất cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.
Ngoài ra, thời điểm này, trẻ nên được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A và vắc xin phòng thủy đậu loại Varivax của Mỹ hoặc Varicella của Hàn Quốc.
Từ 12 tháng tuổi trở đi, trẻ cũng cần được tiêm các mũi nhắc lại của các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói trên. Nói chung, bác sĩ hoặc cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm chủng sẽ có thông báo nhắc ba mẹ. Ba mẹ cần để ý và sắp xếp thời gian để đưa con đi tiêm đúng lịch.
Trả lời trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì: Vắc xin viêm gan B sơ sinh
Ngay trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm mũi viêm gan B đầu tiên. Đây là bước đầu trong việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hoặc qua các con đường khác. Viêm gan B là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng như xơ gan và ung thư gan nếu không được phòng ngừa kịp thời.
Trẻ sơ sinh cần tiêm mũi viêm gan B ngay trong ngày đầu khi mới sinh.
Tại sao trẻ sơ sinh cần tiêm viêm gan B sớm? Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có mẹ mang virus viêm gan B, rất dễ bị lây nhiễm ngay từ khi chào đời. Mũi tiêm viêm gan B trong 24 giờ đầu tiên giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con, đồng thời giúp trẻ sớm tạo ra kháng thể chống lại virus. Nếu bỏ lỡ mũi tiêm này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh suốt đời và khó tránh khỏi các biến chứng về sau.
Tác dụng của vắc xin viêm gan B: Mũi tiêm viêm gan B sơ sinh không chỉ giúp phòng ngừa lây nhiễm qua đường mẹ-con mà còn giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus này trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng vì viêm gan B là một bệnh lý có thể chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính, gây ra tổn thương gan kéo dài mà không có triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm.
Danh mục các mũi vắc xin mở rộng
Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các mũi vắc xin mở rộng cho trẻ sẽ bao gồm:
Những lợi ích của việc tiêm phòng sớm
Việc tiêm phòng hai mũi vắc xin viêm gan B và BCG ngay sau khi trẻ chào đời mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà phụ huynh cần nắm rõ.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Việc tiêm vắc xin ngay từ khi trẻ mới sinh giúp kích thích cơ thể trẻ sản sinh kháng thể, tạo nên lớp bảo vệ vững chắc chống lại các bệnh lý nguy hiểm.
– Tránh nguy cơ cộng đồng bị lây nhiễm
Bằng cách tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh không chỉ bảo vệ con mình mà còn góp phần ngăn không cho bệnh truyền nhiễm lây trong cộng đồng. Khi tỷ lệ tiêm chủng cao, khả năng lây nhiễm của các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan B và lao sẽ giảm đáng kể, giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn.
Những bệnh lý như viêm gan B và lao đều có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được phòng ngừa kịp thời. Tiêm phòng sớm giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh và phát triển các biến chứng như xơ gan, ung thư gan hoặc lao màng não – những bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
Vắc xin cho trẻ sơ sinh: Hai mũi quan trọng
Không phải tất cả các loại vắc xin đều được tiêm cho trẻ ngay sau khi chào đời. Thực tế, trong những tháng đầu đời, trẻ chỉ cần tiêm hai loại vắc xin quan trọng là viêm gan B sơ sinh và vắc xin BCG (phòng bệnh lao). Đây là hai mũi tiêm cơ bản nhưng rất cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lý nguy hiểm mà trẻ sơ sinh dễ mắc phải.