Sách Đắc Nhân Tâm Dành Cho Phụ Nữ

Sách Đắc Nhân Tâm Dành Cho Phụ Nữ

"Một người phụ nữ nên làm người đàn ông mềm lòng chứ không nên làm họ yếu lòng" - Sigmund Freud. Phía sau người đàn ông thành đạt chắc chắn phải là người phụ nữ vô cùng thông minh dịu dàng, họ luôn biết đúng sai và biết cách làm cho người đàn ông đó mềm lòng, một người phụ nữ kém sáng suốt là khi biến người đàn ông ấy trở nên yếu lòng.

CẦN TIẾP TỤC NHẬN THỨC ĐÚNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Định kiến giới và những rào cản về văn hóa, chính sách vẫn đang ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ.

"Nhận thức và thực hiện về bình đẳng giới ở một số nơi còn hạn chế. Cơ chế phối hợp giữa tổ chức Hội và chính quyền địa phương có lúc, có nơi còn chưa phát huy hiệu quả, nguồn lực thực hiện các chương trình để phát triển phụ nữ còn bất cập…", Thủ tướng nhìn nhận.

Theo ông, nhiều phụ nữ nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức mới, đào tạo nghề, thiếu vốn sản xuất; nhiều chị em làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức còn đối mặt với nhiều rủi ro, thiếu an toàn, khó khăn về nhà ở; nhiều trẻ em thiếu cơ sở trường học, nhà trẻ; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Môi trường an toàn cho trẻ em chưa thực sự được bảo đảm, nhất là liên quan tới kỹ năng sinh tồn, chống đuối nước, cháy nổ, tai nạn giao thông, bạo lực học đường,…

"Chúng ta vẫn nghe đến những câu chuyện đau lòng khi bé gái bị xâm hại hoặc phụ nữ bị bạo lực gia đình…, tuy không phổ biến nhưng vẫn còn", Thủ tướng bày tỏ.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới; tiếp tục quán triệt một số quan điểm về công tác phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Xác định công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình; của bản thân chị em phụ nữ.

Cần chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người vợ, người bà, người thầy đầu tiên của con người. Đồng thời, xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ.

Với các nội dung đối thoại, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan tổng hợp đầy đủ các ý kiến, rà soát lại toàn bộ chính sách về bình đẳng giới, chính sách đối với phụ nữ để tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Phạm vi chính sách nào thuộc thẩm quyền, Chính phủ sẽ giải quyết; nếu vượt thẩm quyền, Chính phủ sẽ đề xuất với các cơ quan chức năng liên quan.

Chính phủ sẽ nghiên cứu, xây dựng chính sách để đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ, nhất là các nhóm phụ nữ đặc thù, phụ nữ làm việc ở khu vực phi chính thức, làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó, có chính sách về lao động, đào tạo, bảo hiểm, nhà ở, nhà trẻ, trường học…

Thủ tướng đề nghị Hội tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó có các Chỉ thị số: 05, 06, 21 của Ban Bí thư về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, công tác giảm nghèo bền vững, công tác phụ nữ trong tình hình mới. Vận động phụ nữ tham gia tích cực, thành công phong trào thi đua "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" và các phong trào, chương trình liên quan.

Thủ tướng cũng đề nghị tiếp tục duy trì các cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với phụ nữ, đồng thời, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đối thoại với phụ nữ để giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề theo tinh thần phân cấp, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách, tình thế, vừa giải quyết các vấn đề chiến lược, lâu dài.

TẠO MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHỤ NỮ KHẲNG ĐỊNH MÌNH

Nhân dịp Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng gửi tới các mẹ Việt Nam anh hùng, các bà, các chị và tất cả phụ nữ Việt Nam lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc tốt đẹp nhất.

Cơ bản thống nhất với các ý kiến phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung, trước hết là về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế.

"Khi nói đến phụ nữ người ta hay gọi là phái yếu bởi sự tinh tế, dịu dàng, nhẹ nhàng và hiền hậu… Nhưng ẩn sâu trong sự yếu đuối đó, tôi muốn nhấn mạnh "sức mạnh mềm, sức mạnh của sự kiên cường, bền bỉ, dẻo dai, khả năng chống chịu và vượt qua khó khăn của phụ nữ", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, an sinh xã hội và bình đẳng giới là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt là bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đã ban hành nhiều chủ trương, chiến lược, chính sách quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ.

Các chính sách về bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ thời gian qua góp phần tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ; tạo môi trường để phụ nữ khẳng định mình; công tác phụ nữ và bình đẳng giới có chuyển biến tích cực; phụ nữ ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Năm 2021, Chính phủ đã Ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2031; Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025". Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tích cực thực hiện Chiến lược và Đề án này. Đồng thời, Hội cũng đã tăng cường phối hợp, tham gia tổ chức thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phụ nữ là một thành tố quan trọng để thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Trong phạm vi cả nước, mỗi phụ nữ là hạt nhân thực hiện an sinh xã hội từ sự lan tỏa lòng tốt, yêu thương, giúp đỡ những người cơ nhỡ, tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo…

Vấn đề liên quan đến môi trường sống và an toàn cho trẻ em là nội dung được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam rất quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa để bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ Trái đất của chúng ta.

Bên cạnh đó, Hội cũng thực hiện nhiều chương trình thiết thực để tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em. Trong mỗi gia đình, phụ nữ là nhân tố quan trọng để hướng dẫn cho trẻ em những kỹ năng sinh tồn như bơi lội, phòng, chống cháy nổ, tham gia giao thông, học tập, giải trí trên môi trường mạng an toàn, tránh bạo lực gia đình, học đường…

Những cô gái tốt đều phải sống rực rỡ

Đây là cuốn sách của tác giả Yến Lăng Dương được ca ngợi là "người ấm áp và thấu hiểu lòng phụ nữ nhất". Cô là tác giả của nhiều cuốn sách truyền cảm hứng về hôn nhân và tình yêu được yêu thích như: "Những cô gái tốt đều phải sống rực rỡ", "Tạm biệt quá khứ, chào đón tương lai", "Có đường tiến, cũng ắt có đường lùi", "Tôi ly hôn rồi"…

Trong cuốn sách "Những cô gái tốt đều phải sống rực rỡ", tác giả Yến Lăng Dương sẽ đem đến nguồn an ủi và sức mạnh cho mọi cô gái đang phải đối mặt với những trắc trở trong đường tình duyên, hay những khúc khuỷu trong đời sống hôn nhân.

Tác giả cuốn sách sẽ giúp mỗi người hiểu ra được rằng: trắc trở mà mỗi người gặp phải không phải là chưa từng có tiền lệ, hay "nan y hết cách chữa"; thực tế nó đã xuất hiện ở nhiều thế hệ trước với những nhận diện khác nhau. Điều quan trọng là mỗi người đừng than khóc quá lâu, hiểu được rằng: thất bại về tình cảm xảy ra không chắc là do họ không tốt, chỉ là cái tốt của họ không phải là thứ đối phương cần mà thôi.

Và trong trường hợp này, điều mỗi người cần làm là đừng đánh mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân; học cách tự trưởng thành, tự chịu trách nhiệm với cuộc đời, tự hiện thực hóa những mong muốn của bản thân; khi ấy mỗi người mới có được sự tôn trọng, yêu thương và tán thành của người khác.

Yến Lăng Dương viết: "Đoạn đường khúc khuỷu, khó khăn để tự chữa lành vết thương đó, với những người chưa từng trải qua nỗi khổ trong tình yêu, hôn nhân, thì thật sự không thể hiểu được. Nhưng (bằng cuốn sách này) tôi rất mong thắp lên ngọn đèn cho những ai đang chìm trong bóng tối chia tay và ly hôn kia, bởi tôi thật lòng hy vọng có thể từ những trải nghiệm cuộc đời và giác ngộ của bản thân giúp cho những người đang đau khổ kia tự phát hiện, tự đi qua thương đau và tự thức tỉnh; từ đó mạnh mẽ, trưởng thành hơn, tìm lại được tự do tâm hồn, có được cuộc sống hoàn chỉnh và tốt đẹp theo đúng nghĩa của nó… Bởi những cô gái tốt đều phải sống rực rỡ!"

"Một giờ của mẹ mỗi ngày" là cuốn sách của Jihye Kim là một huấn luyện viên có chứng nhận của Hiệp hội huấn luyện viên Hàn Quốc và quốc tế. Cô hiện đang là Giám đốc điều hành của một trung tâm huấn luyện trí tuệ tại Hàn Quốc.

Jihye đã từng có những năm tháng tuổi 20 sôi nổi. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh ở trường đại học, cô tham gia mọi hoạt động mà những người trẻ tuổi năng động thường làm: những buổi giao lưu, hoạt động tình nguyện, hội nghị triển lãm, marketing ở nước ngoài; đi phượt…

Ở tuổi 30, Jihye tìm thấy đam mê trong nghề huấn luyện viên, và bắt đầu chuyên tâm cho công việc này. Ở tuổi 33, trở thành mẹ của một thiên thần bé nhỏ, trải nghiệm niềm hạnh phúc cũng như nỗi vất vả của một người làm mẹ.

Quá trình này dù mang lại cho người mẹ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy con khôn lớn từng ngày; nhưng những ai từng trải qua mới thấu hiểu sự mất cân bằng mà nó mang đến cho người mẹ: sự đơn độc trong việc chăm sóc con; yêu cầu phải được chăm bẵm, chú ý liên tục, chưa kể việc ốm đau của trẻ khiến người mẹ không có đủ thời gian nghỉ ngơi, ăn uống; sự phán xét của những người xung quanh; bên cạnh đó là nỗi lo tụt hậu về tri thức, sự nghiệp khi phải nghỉ dài ngày để chăm sóc con… khiến người mẹ bị mệt mỏi, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trong cuốn sách "Một giờ của mẹ mỗi ngày", tác giả Jihye Kim sẽ có các hướng dẫn chi tiết giúp những người làm mẹ được sẻ chia niềm hạnh phúc cũng như nỗi vất vả trong việc nuôi dạy con cái; đồng thời có những hướng dẫn hữu ích giúp mỗi người tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống, theo đuổi đam mê nghề nghiệp, làm chủ cuộc sống của mình và hạnh phúc hơn.

Ngày 15/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với phụ nữ Việt Nam với chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội". Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã giải đáp các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu về 3 nhóm chủ đề: (1) Phụ nữ với phát triển kinh tế; (2) Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới; (3) Phụ nữ và thế hệ tương lai.

Trực tiếp làm rõ thêm một số nội dung, Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu khi xây dựng các cơ chế, chính sách, ngoài các quy định chung, cần tính tới các quy định riêng phù hợp với phụ nữ.