Tính Tỷ Trọng Nhập Khẩu Trong Tổng Giá Trị Xuất Nhập Khẩu

Tính Tỷ Trọng Nhập Khẩu Trong Tổng Giá Trị Xuất Nhập Khẩu

Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời các câu hỏi:

Tổng trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 28,55 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9-2024. Ảnh minh họa

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 năm 2024 đạt 14 tỷ USD, giảm 32,5% (tương ứng giảm 6,73 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 279,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 35,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 9-2024 đạt 10,14 tỷ USD, giảm 30,6% tương ứng giảm 4,46 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 8-2024. Tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 200,18 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 22,93 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9-2024 đạt 14,55 tỷ USD, giảm 15,8% (tương ứng giảm 2,74 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8-2024.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 9-2024 giảm so với kỳ 2 tháng 8-2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 467 triệu USD, tương ứng giảm 20,5%; than các loại giảm 175 triệu USD, tương ứng giảm 44,7%.

Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 261,34 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 38,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,59 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 1,36 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 166,51 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 23,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Là chỉ tiêu tương đối, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của một thời kỳ nhất định.

Chỉ tiêu này được tính toán bằng cách lấy tổng giá trị của sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của một số nhóm mặt hàng theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương chia cho tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo. Trong đó, hàng công nghệ cao gồm các nhóm mặt hàng: máy bay và các thiết bị liên quan; máy tính và thiết bị điện; điện tử viễn thông; tân dược; máy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học; hóa chất; máy móc không dùng điện và trang thiết bị vũ khí.

2. Phân tổ chủ yếu: Theo nhóm hàng hóa nêu ở trên.

– Đối với hàng hóa phải thực hiện tờ khai hải quan tại Việt Nam: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

– Đối với hàng hóa không thực hiện tờ khai hải quan tại Việt Nam: Điều tra xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; điều tra doanh nghiệp.

4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

– Phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bạn đọc Võ Ngọc Anh ở phường Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai hỏi: Tòa soạn có thể cho biết trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như thế nào?

Tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như sau:

1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan.

2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.