Văn bản dưới luật là gì, có những loại nào, đặc điểm ra sao? Văn bản dưới luật giống và khác gì so với văn bản luật. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.
Các loại văn bản dưới luật và đặc điểm mỗi loại
Pháp lệnh được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.
Pháp lệnh được thông qua khi quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có đầy đủ các đặc điểm như: Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện ý chí của chủ thể ban hành, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện.
Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có nhiều cơ quan được phép ban hành nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác liên quan.
Nghị quyết thường được ban hành với những nội dung như:
– Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành,…
– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;…
– Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam được ban hành để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.
– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật cảu cơ quan nhà nước cấp trên;….
– Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được phép ban hành nghị quyết.
Sắc lệnh được hiểu như một mệnh lệnh, một văn bản do người đứng đầu nhà nước ban hành để quy định những điều quan trọng, cấp thiết, mang tính bắt buộc, khẩn cấp, thường được ban hành và áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không có sắc lệnh. Tuy nhiên, có thể hiểu “Lệnh” của Chủ tịch nước ở khoản 4 Điều 4 luật này tương tự với sắc lệnh.
Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…. Ngoài ra còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và luật hiện hành.
Nghị định có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.
Quyết định được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với những nội dung và mục đích khác nhau.
– Quyết định của Chủ tịch nước, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước. (Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật)
– Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. (Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật).
Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích chính là giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định được giao trong luật, hoặc những văn bản mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc phạm vi quản lý từng ngành.
Thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật
Đều là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Là văn bản được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này. Quy định những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
– Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật và Bộ luật, được Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất ban hành, là văn bản mang tính pháp lý cao nhất và được ban hành theo trình tự, thủ tục quy định.
– Văn bản dưới luật bao gồm: Pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, được các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục quy định. Văn bản dưới luật mang tính pháp lý thấp hơn văn bản luật. Thường được dùng để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn cho văn bản luật.
Sau khi xem hết bài viết ở trên của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả chắc hẳn đã hiểu được về các loại văn bản dưới luật và không bị nhầm lẫn với các loại văn bản luật nữa. Hy vọng bài viết đem đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực nhất.
Văn bản dưới luật là Tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước ở địa phương, ban hành để cụ thể hóa một vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội, được pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao, hay để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức. Văn bản dưới luật không được trái với hiến pháp, với luật.
Javascript is disabled in this browser. This page requires Javascript. Modify your browser's settings to allow Javascript to execute. See your browser's documentation for specific instructions.