Ông Vũ Thành Tự Anh là thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống làm nghề dạy học. Hiện ông là Giám đốc nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright[1] – Chương trình liên kết giữa Harvard University và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nam sinh bị ném đá vì những động tác ăn mừng phấn khích tột độ[]
Nam sinh Việt Thái bị chỉ trích vì có những hành động chỉ tay lên trời, bày tỏ cảm xúc thái quá
Nhiều người so sánh Việt Thái với Quán quân Olympia Thu Hằng
Trong cuộc thi Tháng 3 Quý 2, nam sinh đến từ Hà Nội, Nguyễn Việt Thái, đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế với số điểm 255. Được biết, trước khi đến với cuộc thi tháng, Việt Thái từng gây sốt ở cuộc thi tuần khi trổ tài đánh đàn ghita và hát bài Lemon Tree bằng tiếng Anh.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như nhiều khán giả tỏ ra khó chịu với nam sinh này vì cách ăn mừng trên sân khấu Olympia. Theo đó, mỗi khi đưa ra đáp án đúng, Việt Thái thường có những động tác ăn mừng rất rõ ràng, niềm vui thể hiện rõ trên gương mặt. Ngoài ra, cậu bạn còn tự nhận mình xuất sắc trong cuộc thi tháng vừa rồi khi mang chiến thắng về cho chính mình.
Ngay lập tức, những cử chỉ và hành động này của Việt Thái đã nhận về không ít những bình luận tiêu cực. Trong đó, người ta "ném đá" nam sinh Hà Nội tự tin thái quá, không biết kiềm chế cảm xúc và có phần thiếu tôn trọng đối thủ. Tuy nhiên, không ít người đứng ra bênh vực Việt Thái bởi lẽ, tâm lý phấn khích khi giành chiến thắng khiến nam sinh này có lúc không kiểm soát được bản thân ở thời điểm đó, do đó, đã gây ra những tranh cãi không đáng có.
Sự việc của Việt Thái khiến người ta nhớ lại câu chuyện của quán quân Olympia 20 - Nguyễn Thị Thu Hằng, cô gái cũng từng gây xôn xao bởi cách ăn mừng khi giành ngôi vị cao nhất của sân chơi trí tuệ này ở năm trước đó. Thời điểm đó, nhiều người cho rằng cách ăn mừng của Thu Hằng kém duyên, vui trên nỗi buồn của các thí sinh khác. Cụ thể, khi thí sinh cuối cùng đang trong phần thi Về đích, Thu Hằng chỉ tay lên trời và cười hớn hở ăn mừng chiến thắng. [4]
Luật chơi mới tạo ra nhiều luồng tranh luận
Cuộc thi đầu tiên phát sóng vào ngày 9/10/2022 đã có sự thay đổi về luật chơi mới và được khán giả quan tâm, bình luận nhiều. Việc chương trình thay đổi luật chơi được cho là nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các thí sinh, đồng thời cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi khác nhau của khán giả.
Hà Việt Hoàng, thí sinh Olympia 17, để lại ý kiến: "Mình cảm thấy đề thi đang càng ngày càng giảm độ khó và thiếu sự mới mẻ". Cựu thí sinh này liên tục nhấn mạnh về chất lượng cuộc thi khi xuất hiện nhiều thí sinh có điểm số cao nhưng không còn thuyết phục, bởi lẽ câu hỏi chương trình đưa ra dễ hơn so với số điểm nhận được. Việt Hoàng còn phân tích thêm một câu hỏi mà cậu cho là không tương xứng với điểm số và cho nhận định rằng: "Đó chính là thứ làm mất dần đi bản sắc của một chương trình kiến thức". Khán giả Hoài Linh cho rằng: "Phần thi Khởi động bây giờ tranh nhau bấm chuông, chưa kể trả lời sai thì còn bị trừ điểm. Người có điểm cao chót vót, người lại gây thất vọng. Vượt chướng ngại vật ngày càng eo hẹp về số điểm, mất đi sức hấp dẫn".
Bên cạnh những ý kiến thất vọng của khán giả về luật chơi mới, cũng có nhiều người cho rằng ban tổ chức đã có sự thay đổi phù hợp. [1] [2]
Thí sinh trả lời đúng nhưng lại không được điểm[]
Ảnh chụp lại màn hình nội dung BTC xin lỗi về sai sót trong lượt thi của Nguyễn Minh Triết
Trong cuộc thi Tuần 3 Tháng 3 Quý 4 (5/9/2021), thí sinh Nguyễn Minh Triết đưa ra đáp án đúng đối với câu hỏi "Tỉnh lỵ của của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là thành phố nào?". Cụ thể, Minh Triết đưa ra câu trả lời là "Bà Rịa", còn đáp án của chương trình là "Vũng Tàu". Do đó, nam thí sinh không ghi được điểm ở câu hỏi này.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1/5/2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố biển Vũng Tàu.
Từ ngày 2/5/2012, tỉnh lỵ chuyển đến thị xã Bà Rịa. Ngay sau đó, ngày 22/8/2012, Chính phủ đã thành lập thành phố Bà Rịa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Bà Rịa cũ.
Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lỵ không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía Nam.
"Câu trả lời 'Bà Rịa' mà Minh Triết đưa ra là đúng. Đáp án 'Vũng Tàu' của chương trình là không chính xác ở thời điểm hiện tại. Điều này không ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng chung cuộc của 4 thí sinh trong cuộc thi", chương trình ra thông báo trên Facebook fanpage.
Như vậy, thời điểm hiện tại, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là thành phố "Bà Rịa". Tuy nhiên, câu hỏi trên không làm thay đổi kết quả chung cuộc vì Minh Triết vẫn là người giành vòng nguyệt quế với 240 điểm. Song, việc liên tiếp mắc lỗi trong thời gian gần đây khiến khán giả khá ngao ngán vì ê-kíp của chương trình liên tục mắc lỗi về mặt kiến thức. [9]
Phần thi này được chia thành 2 lượt: lượt riêng và lượt chung.
Trong lượt riêng, mỗi thí sinh trả lời 6 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 3 giây tính từ lúc người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.
Trong lượt chung, các thí sinh trả lời 12 câu hỏi. 1 trong 4 thí sinh sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh.
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 3 giây tính từ lúc thí sinh giành được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai hoặc bấm chuông mà không có câu trả lời sau 3 giây bị trừ 5 điểm.
Thí sinh có thể bấm chuông trong khi người dẫn chương trình đang đọc câu hỏi. Sau 3 giây tính từ thời điểm người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nếu không có thí sinh nào giành quyền trả lời, câu hỏi đó sẽ bị bỏ qua.
Có 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:
Thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục trước thời điểm người dẫn chương trình công bố đáp án và đáp án cuối cùng sẽ được ghi nhận. Nếu không thay đổi, chương trình sẽ ghi nhận đáp án đầu tiên.
Có 4 từ hàng ngang, cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm.
Có 1 hình ảnh với 5 miếng ghép. 4 miếng ghép tương ứng với 4 từ hàng ngang ở 4 góc và được đánh số cố định, 1 miếng ghép ở ô trung tâm và cũng là gợi ý cuối cùng.
Mỗi thí sinh có tối đa 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này, bắt đầu từ thí sinh ở vị trí số 1. Các thí sinh trả lời bằng máy tính. Thời gian suy nghĩ cho mỗi từ hàng ngang là 15 giây. Trả lời đúng được 10 điểm.
Nếu 1 thí sinh trước khi lựa chọn từ hàng ngang mà bấm chuông trả lời Chướng ngại vật và bị loại, thí sinh ở vị trí tiếp theo sẽ được lựa chọn từ hàng ngang. Trong trường hợp này, đối với các thí sinh chưa bị loại, nếu thí sinh ở vị trí cuối cùng hoàn thành lượt lựa chọn từ hàng ngang mà vẫn còn từ hàng ngang chưa được lựa chọn, lượt lựa chọn sẽ quay trở lại với thí sinh ở vị trí số 1.
Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng và có cùng tổng số chữ cái với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.
Sau khi trả lời đúng từ hàng ngang, miếng ghép tương ứng với số thứ tự của từ hàng ngang đó sẽ được mở ra. Nếu không trả lời được từ hàng ngang, miếng ghép tương ứng với số thứ tự của từ hàng ngang đó sẽ không được mở ra.
Thí sinh có thể bấm chuông trả lời Chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng Chướng ngại vật trong 1 từ hàng ngang đầu tiên được 60 điểm, trong 2 từ hàng ngang được 50 điểm, trong 3 từ hàng ngang được 40 điểm, trong 4 từ hàng ngang được 30 điểm.
Sau khi cả 4 từ hàng ngang đã được mở ra mà không có thí sinh nào trả lời Chướng ngại vật, câu hỏi trong gợi ý cuối cùng sẽ được đưa ra ở ô trung tâm của hình ảnh. Trả lời đúng câu hỏi ở ô trung tâm được 20 điểm, trả lời sai thì ô trung tâm sẽ không được mở ra. Các thí sinh sẽ có 15 giây suy nghĩ để đưa ra Chướng ngại vật. Trả lời đúng Chướng ngại vật sau gợi ý cuối cùng ở ô trung tâm chỉ được 20 điểm.
Nếu trả lời sai Chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần thi này.
Có 4 câu hỏi với thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi lần lượt là 10, 20, 30 và 40 giây.
Các thí sinh trả lời bằng máy tính. Trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.
Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.
Có 4 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:
Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng trả lời đúng trong cùng một khoảng thời gian, những thí sinh đó cùng nhận được một mức điểm tùy theo mức độ trả lời nhanh câu hỏi đó.
Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 20 điểm là 15 giây, câu hỏi 30 điểm là 20 giây.
Thí sinh có điểm số cao nhất sau phần thi Tăng tốc sẽ bắt đầu trước và sau đó là thí sinh có điểm số cao nhất trong các thí sinh còn lại. Nếu các thí sinh có cùng điểm số, thí sinh sẽ bắt đầu từ vị trí đứng thấp nhất.
Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn 3 câu hỏi 20, 30 điểm để tạo thành một gói điểm của mình. Thí sinh nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh trong 5 giây. Thí sinh trả lời đúng sẽ giành được điểm từ thí sinh trả lời sai, thí sinh bấm chuông mà trả lời sai sẽ bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi.
Trong câu hỏi thực hành, chương trình sẽ giới thiệu các dụng cụ liên quan đến câu hỏi thực hành đưa ra cho thí sinh. Đối với câu hỏi 20 điểm, thời gian suy nghĩ là 15 giây và thời gian thực hành là 30 giây. Đối với câu hỏi 30 điểm, thời gian suy nghĩ là 20 giây và thời gian thực hành là 60 giây. Thí sinh nếu trả lời đúng hoặc thực hành đạt yêu cầu sẽ ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai hoặc thực hành không đạt yêu cầu thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh trong 5 giây. Đối với câu hỏi 20 điểm, thời gian thực hành là 20 giây. Đối với câu hỏi 30 điểm, thời gian thực hành là 40 giây. Thí sinh trả lời đúng hoặc thực hành đạt yêu cầu sẽ giành được điểm từ thí sinh trả lời sai, thí sinh bấm chuông mà trả lời sai hoặc thực hành không đạt yêu cầu sẽ bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi.
Mỗi thí sinh được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó. Trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm của câu hỏi, kể cả các thí sinh còn lại có giành quyền trả lời hay không. Thí sinh phải đặt ngôi sao hy vọng trước khi câu hỏi được đọc lên bởi người dẫn chương trình hoặc hiện lên trên màn hình.
Thứ tự tham gia phần thi của các thí sinh như sau:
Với thí sinh tham gia phần thi Về đích, trong khoảng thời gian quy định, thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục. Chương trình sẽ ghi nhận đáp án cuối cùng của thí sinh sau khi hết giờ. Với thí sinh giành quyền trả lời, chương trình sẽ chỉ ghi nhận đáp án đầu tiên của thí sinh đó.
Sau phần thi Về đích, các thí sinh có cùng số điểm sẽ bước vào phần thi Câu hỏi phụ. Các thí sinh trả lời 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 15 giây. Thí sinh bấm chuông nhanh nhất trả lời đúng sẽ là thí sinh có số điểm cao nhất bằng với số điểm của thí sinh còn lại. Nếu trả lời sai, các thí sinh sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được thí sinh thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra thí sinh thắng cuộc.
Trong một câu hỏi, nếu có thí sinh bấm chuông trả lời trước khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh đó sẽ bị mất quyền trả lời câu hỏi.
Bà Đặng Thị Thanh là mẹ của em Nhung, kể lại rằng vì hoàn cảnh nên bà đã sinh non em Nhung trong 7 tháng 5 ngày. Sau khi sinh 4 đến 6 tháng cũng không thấy bé lẫy, người bé lúc nào cũng mềm. Sau tháng thứ 9 thì thấy tay bé biến dạng đến độ quắp ra sau. Nhiều người bảo với bà rằng bị bại não thì không chữa được mà còn mất tiền, nhiều lúc bà không còn cửa để đi vay đến nỗi muốn buông bỏ không đi chữa nữa. Đến năm 4 tuổi thì bà nhận thấy bé đã vịn vào cửa sổ để tập đứng lên, bước từng bước chân đầu tiên để giữ thăng bằng, nhiều lúc bị ngã nhưng bé không nhờ mẹ giúp và cứ tập đi như vậy trong buổi tối hôm đó. Sau khoảng 4 hôm thì bé đã có thể tự nói được, lúc đó bà mừng đến rơi nước mắt vì không nghĩ rằng bé đã không thể đi và nói được.
Em Trung Thị Hồng Nhung là học sinh trường THPT Đông Mỹ, Hà Nội. Nhung vừa nói vừa xúc động chia sẻ rằng động lực lớn nhất của em Nhung chính là gia đình, vì bản thân mẹ đã vất vả để nuôi em. Nhung có ước mơ trở thành một dược sĩ để bán thuốc, vì theo Nhung nghĩ rằng đó là một nghề nhẹ nhàng với em, muốn giúp đỡ người khác và còn có nhiều bạn khác còn khó khăn hơn. Nhung cũng nghẹn ngào nói rằng bản thân em đi lại được, nói được là đã cảm thấy may mắn hơn rất nhiều người mà bị bó buộc trong bốn bức tường.
Cuối phóng sự, bà Thanh chia sẻ rằng tất cả đều xuất phát từ cái tâm của người mẹ, chỉ mong con sau này học được, có nghề nghiệp ổn định. Em Nhung thì có suy nghĩ và mong muốn để phát triển bản thân, bù đắp vào con đường học tập thì mới có thể giúp Nhung đạt được ước mơ và giúp gia đình thoát nghèo.
Nhà phát triển, LUKS, đã cho biết rằng phương thức đảm bảo quyền riêng tư của ứng dụng có thể bao gồm việc xử lý dữ liệu như được mô tả ở bên dưới. Để biết thêm thông tin, hãy xem chính sách quyền riêng tư của nhà phát triển.
Nhà phát triển không thu thập bất kỳ dữ liệu nào từ ứng dụng này.
Phương thức đảm bảo quyền riêng tư có thể khác nhau, chẳng hạn như dựa trên các tính năng bạn sử dụng hoặc độ tuổi của bạn. Tìm hiểu thêm.