Gần đây có một vài bạn thắc mắc trên các diễn đàn tiếng Nhật về Học bổng JOHO du học Nhật Bản. Số tiền tài trợ 800.000 yên/năm (tương đương 160 triệu đồng) xem ra khá lớn so với điều kiện mà học bổng này yêu cầu – Trình độ tương đương N5 và chấp nhận làm thêm tối thiểu 1 năm (có nhận lương) tại hệ thống viện của JOHO. Liệu có đúng là một cơ hội du học không hay chỉ là một chiêu trò lừa đảo mới?
Thông tin cơ bản về học bổng JOHO
Các thông tin được thông báo công khai của học bổng này:
- Hỗ trợ 100% tiền học phí tại trường Nhật Ngữ: 800.000 Yên/năm - tương đương khoảng 160,000,000 đồng
- Được đảm bảo công việc làm thêm với mức lương 1,000 - 1,500 Yên/giờ, tương đương 25 - 30 triệu đồng/tháng (28 tiếng/tuần).
- Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ, học viên có thể thi vào các trường đại học, cao đẳng, chuyên môn hoặc tiếp tục làm việc tại các viện, hưởng mức lương và quyền lợi như người Nhật.
- Sau 2 năm học tại trường Nhật ngữ và làm việc tại viện, được thi chứng chỉ điều dưỡng viên tại Nhật để tiếp tục làm việc ở Nhật.
- Công dân Việt Nam trên 18 tuổi đến 26 tuổi, đã tốt nghiệp THPT
- Cam kết làm việc tối thiểu 1 năm tại viện dưỡng lão hoặc điều dưỡng của JOHO tại tỉnh Osaka hoặc Tokyo
- Trình độ tiếng Nhật từ N5 (hoặc đã học hết 35 bài trong giáo trình Minna no Nihongo) trở lên.
- Cam kết hoàn thành chương trình học và thực hiện đúng các quy định của trường
Có nên du học theo học bổng JOHO không?
Tùy theo năng lực học tập và khả năng tài chính mà quyết định có nên theo học bổng JOHO hay không. Vì yêu cầu về trình độ không quá cao : tiếng Nhật tối thiểu N5 và không bắt buộc chuyên ngành điều dưỡng, nên các bạn có học lực và gia cảnh bình thường có cơ hội du học Nhật Bản với học bổng này.
Công việc ở viện dưỡng lão thì không quá vất vả (chưa thấm vào đâu so với việc phát báo), mà chủ yếu yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ (vì việc làm liên quan đến sức khỏe và người già). Bạn nào có quyết tâm cao và chịu khó thì có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống và công việc, đủ tiền để trang trải cho cuộc sống du học.
Thêm một điểm khá tốt của học bổng JOHO, là khi bạn đã vượt qua vòng xét tuyển rồi sẽ có nhân viên của JOHO sang Việt Nam trực tiếp dạy kiến thức liên quan đến điều dưỡng (để sang Nhật có thể làm việc được ngay). Vậy là trước khi sang Nhật bạn đã có một bằng điều dưỡng tạm thời, sang Nhật rồi sau 2 năm học tại trường Nhật ngữ và đi làm thêm tại viện của JOHO, bạn hoàn toàn có thể thi tuyển để làm việc chính thức tại viện (không cần học tiếp lên trường chuyên môn hay đại học, cao đẳng) với chế độ giống như các điều dưỡng viên Nhật.
Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Lương Thị Hoài (SN 1989, ở Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị hại trong vụ án là 14 người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Theo cáo buộc, Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28/11/2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tháng 9/2016, Vinacom ký Hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ Công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho Cty và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi đơn hàng.
Đến tháng 6/2019 Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực Đào tạo và thương mại. Công ty này không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngày 1/7/2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho Công ty.
Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty riêng, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/tháng (không có hợp đồng lao động).
Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ, thu tiền của các lao động để làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.
Quá trình thực hiện công việc được giao, Hoài đã đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng Hoài là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người.
Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt: Đợt 1 sau khi đủ điều kiện ký hợp đồng xuất khẩu lao động và đợt 2 sau khi xuất cảnh. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua người môi giới.
Từ tháng 8/2019 đến tháng 4/2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản, trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ và tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người xin đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 14 người lao động, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh.
13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để các bị hại được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận, mà chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân.
Trong số đó có nhóm bị hại ở Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Theo cáo trạng, thông qua mối quan hệ xã hội, các bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài.
Khi quen, Hoài giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục để được xuất khẩu lao động.
Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16/8/2019 đến ngày 3/12/2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Cty dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho Hoài.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho anh Đào Quốc Vinh 1 bộ hồ sơ và 10 triệu đồng. Số hồ sơ và số tiền còn lại Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cho 3 bị hại nêu trên.
Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Do dó, họ đã làm đơn tố giác hành vi lừa đảo của Hoài.
Học bổng JOHO có lừa đảo không?
Blog Con người Nhật Bản đã liên hệ với bên Nhật để tìm hiểu thì JOHO là một học bổng có thật, do tập đoàn JOHO tài trợ. Tập đoàn này có hệ thống các viện điều dưỡng và dưỡng lão, các trường chuyên môn và trường Nhật Ngữ tại Osaka và Tokyo.
Như các bạn cũng biết Nhật Bản là nước có dân số già, thiếu hụt lao động trầm trọng. Công việc ở viện dưỡng lão, dù mức lương làm thêm ở mức cao (1000 - 1500 Yên/giờ - gấp rưỡi các công việc bình thường), nhưng vì nó khá nhàm chán nên không nhiều người trẻ ở Nhật muốn làm. Sở dĩ JOHO tài trợ học bổng này, phần lớn là để tìm kiếm nguồn lao động bù đắp sự thiếu hụt đó. Vậy nên học bổng mới có điều kiện là các bạn phải làm part-time tại các viện của JOHO (công việc điều dưỡng) trong vòng tối thiểu 1 năm.
Thêm vào đó, đại diện chính thức của học bổng này tại Việt Nam hiện nay là trung tâm tiếng Nhật Akira. Đây cũng là một trong những đơn vị đào tạo uy tín nhất trong cộng đồng học tiếng Nhật nên các bạn có thể yên tâm về các thông tin của học bổng.