Xuất Khẩu Nhãn Sang Nhật Bản

Xuất Khẩu Nhãn Sang Nhật Bản

Thời điểm này, các vùng trồng nhãn trong tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch và sẵn sàng xuất khẩu những lô hàng đầu tiên. Các giải pháp tiêu thụ sản phẩm đã được tỉnh tập trung chỉ đạo từ sớm, với mục tiêu kết nối cung - cầu để thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên có mặt ở các thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là hướng đến thị trường tiềm năng như Nhật Bản nhằm đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Nhãn tươi Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, Nhật Bản đã chủ động cử đoàn chuyên gia và đang có mặt tại Tp.HCM trực tiếp kiểm tra một số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhãn tươi xuất khẩu vào Nhật Bản.

Theo yêu cầu của Nhật Bản, nhãn tươi Việt Nam xuất sang thị trường này phải xử lý lạnh trong điều kiện 1,3 độ C và có thời gian bảo quản tối thiểu 13 ngày. Hiện tại ở Việt Nam có 3 cơ sở xử lý nhãn sấy lạnh, trong đó 2 cơ sở ở phía Nam và 1 cơ sở ở phía Bắc.

Như vậy nhãn là loại trái cây tươi thứ 4 của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, sau thanh long, xoài Cát Chu và vải.

Trước đó, chanh leo, sầu riêng, chuối và khoai lang với các quy định tạm thời và nghị định thư được ký kết để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Quả chanh và bưởi cũng vừa được phép xuất khẩu vào thị trường New Zealand.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương và các bên liên quan quy định của Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản về các yêu cầu nhập khẩu đối với khoai lang, chanh, bưởi và nhãn. Sau trái nhãn, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán để xuất khẩu trái bưởi vào thị trường Nhật Bản.

(CTTĐTBP) - Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán, mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt năm 2023. Hơn 10 tấn nhãn tươi đầu tiên của Công ty trái cây Hoàng Phát đóng tại tỉnh Long An vừa được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt trong năm 2023.

“Hội nghị trực tuyến kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021” do UBND tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức đã diễn ra vào sáng ngày 15/7/2021.

Hội nghị là cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư, xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu cho quả nhãn và các nông sản tiêu biểu khác của tỉnh Hưng Yên. Với điểm cầu chính từ Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên, Hội nghị đã kết nối với 15 điểm cầu trong nước và 60 điểm cầu nước ngoài từ 21 quốc gia, trong đó có Nhật Bản.

Quả nhãn là một loại trái cây đặc trưng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tương truyền có nguồn gốc từ vùng phía nam Trung Quốc. Một số quốc gia hiện nay trồng nhãn với diện tích lớn bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… Tại Nhật Bản, quả nhãn cũng được trồng ở một số địa phương khu vực phía Nam (là nơi có khí hậu khá tương đồng với các nước Đông Nam Á) như các tỉnh Kagoshima hay Okinawa, với sản lượng không đáng kể. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm nhãn sấy khô/đông lạnh để chế biến thêm vào các sản phẩm chè, nước giải khát…

Là loại quả cùng họ với quả nhãn, quả vải thiều tươi của Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt cho phép nhập khẩu chính thức kể từ tháng 12/2019. Trải qua hai mùa vụ 2020 và 2021, qua nhiều nỗ lực xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, quả vải thiều tươi của Việt Nam cũng đã tạo được tiếng vang tại thị trường Nhật Bản, được đón nhận nồng nhiệt không chỉ bởi cộng đồng người Việt sống tại Nhật mà còn thu hút sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản vì sự mới lạ, màu sắc và hương vị tươi ngon hơn so với vải Đài Loan hay Trung Quốc.

Với số lượng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản tăng nhanh qua từng năm, cùng với đó là sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản, các mặt hàng thực phẩm nguồn gốc Việt Nam ngày càng được ưa chuộng và được đánh giá có nhiều tiềm năng để thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.

Hiện nay Nhật Bản chưa cho phép nhập khẩu chính thức quả nhãn tươi của Việt Nam. Quá trình đàm phán mở cửa một thị trường nổi tiếng khó tính với tiêu chuẩn cao như Nhật Bản cho một loại trái cây tươi của Việt Nam chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng của hai nước.

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ quá trình mở cửa thị trường, nhằm mục tiêu giúp thêm nhiều sản phẩm Việt Nam có thể thâm nhập thành công, từ đó củng cố và nâng cao vị thế và thương hiệu tại Nhật Bản.

Lô nhãn tươi đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu thành công sang Nhật, mở màn cho nhiều lô hàng tiếp theo với sản lượng lớn hơn được doanh nghiệp xuất sang thị trường này

Công ty TNHH Hoàng Phát (Hoang Phat Fruit) vừa xuất khẩu chính ngạch lô nhãn đầu tiên vào Nhật Bản. Như vậy, sau thanh long, xoài và vải, quả nhãn tươi đã có mặt tại thị trường khó tính này.

Lô nhãn 1 tấn đầu tiên  đi bằng đường hàng không để lên kệ tại siêu thị Nhật Bản sau 4 ngày tới. Sau lô nhãn này, mỗi tháng Công ty TNHH Hoàng Phát sẽ cung ứng khoảng 70 - 100 tấn nhãn tươi bằng đường biển và đường hàng không sang Nhật Bản.

Nhãn tươi phải uy trình xử lý lạnh trong vòng 13 ngày trước khi xuất hàng qua Nhật nhằm loại bỏ sinh vật gây hại. Sau khi qua quy trình xử lý lạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật xác nhận lô hàng đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.

Để xuất khẩu lô trái nhãn này sang Nhật Bản, Công ty TNHH Hoàng Phát đã phải trải qua nhiều quy trình đánh giá khắt khe, được cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy, không dư lượng hóa chất, và đảm bảo quy trình xử lý lạnh ở 1,3 độ C trong vòng 13 ngày, dưới sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam mất 6 năm đàm phán để mở cửa thị trường Nhật Bản cho trái nhãn Việt. Nhật Bản là một thị trường rất khắt khe, minh bạch, yêu cầu chất lượng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, mỗi năm nhập đến 20 tỷ USD rau quả các loại, trong khi đó Việt Nam chiếm chưa tới 3%.

Việc được Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu, cho thấy trái nhãn Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể khai thác mạnh để tăng trưởng tốt trong những năm tới.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có giải pháp hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số vùng đóng gói và các quy định về an toàn thực phẩm để trái nhãn tiếp tục tăng sản lượng vào thị trường Nhật Bản.

Việt Nam hiện có hơn 80.000 ha trồng nhãn, sản lượng đạt 600.000 tấn/năm. Tuy nhiên, mới có khoảng 2.000 ha và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang Nhật Bản. Với thành công bước đầu và kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đưa trái nhãn vào nhiều thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả cho sản xuất trong nước.

Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch lô nhãn tươi đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Tổng khối lượng lô hàng là hơn 10 tấn và được vận chuyển bằng đường hàng không.

Trái nhãn tươi được đóng gói tại tỉnh Long An do Công ty TNHH Hoàng Phát quản lý. Lô hàng đầu tiên được vận chuyển bằng đường hàng không và sẽ bày bán tại siêu thị Nhật Bản sau 4 ngày vận chuyển. Sau đó, Công ty TNHH Hoàng Phát sẽ cung ứng khoảng 70-100 tấn nhãn tươi/tháng sang thị trường này. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường thủy, hàng không. Một trong những điều kiện để xuất khẩu nhãn tươi sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm phải có quy trình xử lý lạnh ở nhiệt độ 1,3 độ C trong vòng 13 ngày trước khi xuất hàng nhằm loại bỏ sinh vật gây hại. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp chứng thư kiểm dịch thực vật xác nhận lô hàng đủ điều kiện xuất khẩu. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang thực hiện giải pháp hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số vùng đóng gói và phổ biến các quy định về yêu cầu của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng trái nhãn tươi. Việt Nam đã có 6 năm đàm phán để mở cửa cho trái nhãn tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây là loại trái cây thứ 4 có mặt ở thị trường này sau trái thanh long, xoài và vải. Hiện tại, cả nước có hơn 80.000 héc-ta diện tích trồng nhãn, sản lượng đạt 600.000 tấn/năm. Trong đó, có khoảng 2.000 héc-ta diện tích và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang Nhật Bản.