Địa Lý 12

Địa Lý 12

Bộ video đầy đủ các bài học trên lớp được trình bày ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu giúp các em củng cố lại kiến thức Toán lớp 12

Có nên đi du lịch Tây Bắc tháng 12 không?

Tháng 12 là thời điểm cực lý tưởng để bạn đi du lịch Tây Bắc. Du lịch tháng 12 là dịp để bạn khám phá những vùng đất mới, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống. Có rất nhiều điều thú vị mà bạn nên du lịch Tây Bắc vào tháng 12 :

Du lịch Tây Bắc tháng 12 để trải nghiệm cảnh sắc và con người nơi đây( Ảnh: Sưu tầm )

Không phải mùa mưa, cũng không còn nắng gắt. Điều tuyệt nhất khi đến tháng 12 có lẽ là thời tiết rất ổn để đi bất cứ đâu. Bạn có thể phượt xe máy đổ đèo Tây Bắc, có thể thăm thú miền Tây sông nước, kể cả du hí biển đảo nếu biết lựa chọn kỹ càng, và nhất là săn đươc tấm vé rẻ đi du lịch nước ngoài.

khung cảnh nên thơ vào mùa đông khi hoa đua nở ( Ảnh: Sưu tầm)

Thời tiết tháng 12 sẽ khiến bạn phải xuýt xoa trước cái lạnh miền Bắc, nhưng sẽ tha hồ phả khói từ miệng khi đang ở vùng cao, thỉnh thoảng nắng ấm sẽ khiến bạn lên tinh thần rất nhanh, và cứ cái cảm giác được ấm áp rong ruổi trên đường đã thấy thích thú lắm.

Đỉnh Fansipan những ngày lạnh giá ( Ảnh: Sưu tầm)

Có thể nói, dân phượt xe máy thích nhất là thời điểm này, bởi bớt được nỗi lo thời tiết là đã giảm được phần nào khó khăn của một chuyến đi. Nhào vào đống lửa ven đường sưởi ấm chắc chắn là thích hơn việc chạy vào trú mưa tạm ở đâu đó chờ ngớt mưa rồi.

Bạn có để ý không, hoa cải trắng Mộc Châu đang nở rộ, cải vàng sắp vàng ruộm cánh đồng, dã quỳ, hướng dương, hoa đào , hoa mận Bắc Hà… vô cùng nhiều loài hoa cứ nối tiếp nhau nở vào tháng 12 này. Một cơ hội quá tốt khi bạn băn khăn không biết đi điểm nào mới có hoa đẹp, bởi thời điểm sát nhau sẽ cho bạn rất nhiều lựa chọn. Những bông hoa thêm đẹp nhờ có sương ban mai, nhờ có thời tiết hanh khô lạnh lẽo mà chúng kéo dài thêm sự sống.

Du lịch Tây Bắc tháng 12 và ngắm không gian hoa nở rộ (Ảnh: PYS Travel)

Những cánh đồng cải trắng tựa như bức họa giữa thảo nguyên xanh mát. (Ảnh: Sưu tầm)

Mùa trekking theo kinh nghiệm của dân du lịch bụi là từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 4 năm sau. Thời tiết là một phần lý do vì tạnh ráo sẽ giúp chuyến đi thành công 50%. Có rất nhiều chuyến leo núi bị hủy bỏ vì mưa, thậm chí không đi hết hành trình đã định vì sạt lở núi hay đường quá trơn.

Trekking Tây Bắc tháng 12 ( Ảnh : Heo Bờ Rồ )

Thêm vào đó, thay vì mất sức quá nhiều như việc trekking trong cái nắng chói chang, trời lạnh sẽ khiến bạn dễ chịu và đỡ mệt hơn nhiều. Băng qua những cánh rừng, bạn sẽ thấy có lúc mây trườn vào cả đường đi, thỉnh thoảng nắng chút ít lấp lánh, có thể mưa chút xíu thôi nhưng không đáng kể, và đường đi thì tốt hơn bao giờ hết.

Trekking dọc sống lưng khủng long ( Ảnh: @hakurono)

Đi trekking trên các đỉnh núi cao một phần vì chinh phục, trải nghiệm, một phần bởi càng lên cao thì view tới các tầng mây càng đẹp. Và tháng 12 là thời điểm rất dễ bắt gặp biển mây trên đường đi trekking. Thậm chí bạn cũng không cần leo trèo cực nhọc gì, nhưng nơi như Y Tý, Tà Xùa, Bạch Mộc Lương Tử… dư sức cho bạn săn mây.

Đắm chìm vào biển mây bồng bềnh trên đỉnh Tà Xùa ( Ảnh: Sưu tầm)

Các tay máy ảnh rất thích điều này, và đó cũng là lý do những điểm săn mây nổi tiếng ở Việt Nam rất đông các anh tài nhiếp ảnh tề tựu vào dịp cuối năm như thế này.

Cảm nhận sự nhỏ bé của con người khi đứng trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử ( Ảnh: Sưu tầm )

Bạn có thừa nhận, việc ngồi xuýt xoa ăn đồ cay nóng và thở ra khói sẽ dễ chịu hơn nhiều so với mùa hè phải ngồi máy lạnh mới có thể ăn ngon? Đồ nướng Sa Pa là một ví dụ cho việc càng lạnh ăn càng ngon. Chắc chắn là sẽ đáng nhớ, khi mà ngồi thưởng thức đồ nướng trong môt cái quán nhỏ chỉ phủ bằng bạt như film Hàn, xoa xoa hai tay, chấm xiên thịt đẫm tương ớt thật cay, nhấp chén rượu táo mèo đến nóng cả bụng, trong khi ngoài trời thì cứ mờ sương?

Cá suối nướng-Món ngon Tây Bắc không thể bỏ qua (Ảnh: sưu tầm)

Màu sắc rực rõ của xôi nếp (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ Sa Pa, những nơi nào có mùa đông đều cho bạn cảm giác này. Và cũng không chỉ đồ cay nóng, đến các món tưởng chừng chỉ dành cho mùa hè như kem cũng đầy sức hấp dẫn.

Những điểm nhất định phải đến khi du lịch Tây Bắc tháng 12

Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ chuyến thăm Sa Pa vào dịp này. Thuộc vùng núi cao Tây Bắc của nước ta, Sa Pa là vùng đất rẻo cao còn ẩn chứa biết bao điều kỳ thú và bí ẩn cả về cảnh quan thiên nhiên lẫn con người. Đúng dịp du lịch vào tháng 12 mỗi năm, thời tiết của SaPa cực kỳ lạnh, có những lúc nhiệt độ xuống dưới âm độ C. Thế nhưng, chính cái thời tiết rét buốt ấy đã tạo nên sức hút kì lại và gây tò mò cho không ít du khách khi có ý định ghé thăm Sa Pa du lịch vào tháng 12 này.

Biển mây trên đỉnh Fansipan (Ảnh: Sưu tầm)

Mang lối kiến trúc hiện đại của phương Tây, đến với Sa Pa bạn sẽ bắt gặp những tòa nhà lâu đài cổ kính xen lẫn những biệt thự hiện đại chênh vênh trên các sườn dốc hay núi đồi. Điều đáng nói, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp nhất thì nơi đây còn dày đặc trong màn tuyết phủ trắng vào cây cối và phủ khắp trên những con đường tạo nên một khung cảnh huyền ảo và kì diệu vô cùng. Việc kéo nhau về đây du lịch vào tháng 12 nườm nượp không phải là điều lạ gì, bởi nhiều bạn trẻ chỉ mong được một lần thử cảm giác hà hơi thở ra khói trong cái tiết trời giá lạnh hay chỉ để thả hồn và ngẩn ngơ trước khung cảnh tuyệt hảo của phố núi vào đông mà thôi.

Nhà thờ đá Sapa với lối kiến trúc cổ điển ( Ảnh: Sưu tầm)

Lên kế hoạch du lịch vào tháng 12 đến SaPa bạn còn có cơ hội tham gia các hoạt động chinh phục các ngọn núi cao ngất ngưởng như Hàm Rồng hay Fanxipang hoặc tham quan ngôi làng của người Hmông với nhiều điều hết sức thú vị pha lẫn độc đáo…Nhưng bạn cũng đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của miền núi vùng cao như rượu táo mèo hay thắng cố, cơm lam nữa nhé!

Nằm trong chuyến hành trình đến Sapa (Lào Cai) du lịch vào tháng 12 này, bạn đừng nên bỏ qua phiên chợ lớn và nổi tiếng nhất của đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới nhé. Chợ phiên Bắc Hà là điểm đến thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước mỗi khi lên Lào Cai, Sa Pa. Mang nét văn hóa đặc trưng vùng cao, phượt Bắc Hà bạn vẫn sẽ được chiêm ngưỡng những ngọn núi hùng vĩ, vực thẳm sâu và những cánh đồng lúa chín vàng óng, đặc biệt là hình ảnh người dân tộc dắt ngựa đến với chợ phiên.

Phiên chợ Bắc Hà chỉ họp duy nhất ngày Chủ Nhật (Ảnh: Sưu tầm)

Nơi đây bày bán những mặt hàng như: chè Shan, hoa quả, váy thổ cẩm, đồ trang sức bạc…Tới đây, bạn sẽ được tìm hiểu về văn hóa, lối sống và phiên chợ vùng cao, thưởng thức rượu bên chảo thắng cố.

Địa điểm du lịch vào tháng 12, thì đường lên Mộc Châu cũng trở thành một cung đường hot nhất của vùng Tây Bắc. Ngoài những địa điểm nổi tiếng với những thung lũng và cánh đồng hoa cải tuyệt đẹp như: Rừng thông bản Áng, bản Cóc xã Đông Sang, Vân Hồ, thị trấn Nông Trường Mộc Châu. Thì người người nhà nhà còn nườm nượp kéo nhau lên Mộc Châu như trẩy hội chỉ để ngắm hoa cải, hoa tam giác mạch nở rộ rồi chụp và lưu lại những bức ảnh kỷ niệm với vẻ đẹp của cao nguyên mờ mờ ảo ảo…Điểm qua một vài địa điểm du lịch hấp dẫn ở Mộc Châu nhé!

Khu vườn hoa sắc màu tại Mộc Châu tháng 12 (Ảnh: PYS Travel)

Thác Dải Yếm: Thác Dải Yếm là thác nước nổi tiếng nhất ở Mộc Châu, thác được hình thành từ hợp lưu của suối Vặt và Bó Sập đổ xuống vùng núi đá vôi. Thời gian thích hợp để tham quan thác Dải Yếm từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi lượng nước đổ về nhiều tạo nên khung cảnh hùng vĩ. Vào mùa hè, dòng thác chảy mạnh khiến không gian xung quanh mát lạnh bởi gió và bụi nước. Đặt chân đến Thác Dải Yếm khiến tâm hồn du khách vô cùng khoan khoái dễ chịu bởi làn hơi nước làm dịu mát cả một khoảng không gian

Đoàn khách du lịch của PYS Travel đến với thác Dải Yếm (Ảnh: Sưu tầm)

Đồi chè Trái Tim: Đồi chè Mộc Châu là nơi tuyệt vời gồm các ngọn đồi chè xanh ngát. Các hàng quán ven đường vào với không gian đơn sơ mộc mạc chốn làng quê, ngồi xuống thưởng thức 1 chén chè nóng hòa cùng không khí trong lành xe lạnh, sự nhiệt tình và giản dị của con người nơi đây sẽ cho bạn cảm giác sự bình yên, dịu dàng. Không những thế đồi chè trái tim còn là nơi lý tưởng cho những tín đồ sống ảo cho ra đời những bức ảnh cực đẹp cho chuyến đi đến Mộc Châu – Tây Bắc.

Đồi chè trái tim nhìn từ trên cao (Ảnh: PYS Travel)

Các bạn có thể tham khảo thêm: Tour du lịch Mộc Châu 2 ngày 1 đêm

Dãy núi Bạch Mộc Lương Tử có địa hình khá hiểm trở, là địa điểm phượt Tây Bắc hấp dẫn được dân phượt khai phá từ 2012. Ngọn cao nhất của dãy núi này cao khoảng 3046m so với mực nước biển. Quãng đường từ chân núi lên tới đỉnh dài khoảng 30km, qua nhiều địa hình khác nhau như đồi trọc, rừng tre nứa, rừng gỗ lớn, rừng trúc lùn cho đến những vách đá cheo leo toàn rêu phủ. Bạch Mộc Lương Tử là địa điểm “săn mây” lý tưởng cho những ai đam mê trekking. Tuy nhiên hành trình chinh phục đỉnh núi trong top 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này không phải là điều đơn giản.

Trekking ở Bạch Mộc Lương Tử (Ảnh: Sưu tầm)

Có quá nhiều lý do để xách balo lên đường du lịch Tây Bắc tháng 12 này. Chẳng hạn như việc Sa Pa được dự báo sẽ có tuyết rơi vào cuối tháng chắc sẽ khiến bạn đứng ngồi không yên mà chạy ngay tới đó để có cho mình một kì nghỉ đáng nhớ đúng không nào? Hãy tham khảo thêm tour du lịch Tây Bắc từ Hà Nội, tour Tây Bắc 3 ngày 2 đêm,... của PYS Travel để có một chuyến du lịch cuối năm đáng nhớ bạn nhé!

Bỏ túi ngay chùm tour du lịch Tây Bắc của PYS Travel:

Tham khảo tour du lịch Tây Bắc cùng PYS Travel:

Tour du lịch Tây Bắc 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội

Tour du lịch Tây Bắc 5 ngày 4 đêm từ TP.HCM

Tham khảo chùm tour du lịch dịp nghỉ Tết sắp tới cùng PYS Travel:

Chùm tour Tết Dương Lịch từ Hà Nội

Chùm tour Tết Dương Lịch từ TP.HCM

PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ suất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2. Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

Dân số:  Theo kết quả điều tra dân số  năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng (nam giới chiếm 49,9%, nữ giới 50,1%). (Nguồn: Tổng Cục Thống kê).

Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở châu Á. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam (thổi qua Thái Lan-Lào và Biển Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng cho du lịch, nghỉ mát. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Đất đai, thực vật, động vật: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14.600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ, voọc, vượn, mèo rừng. Các loài voọc đặc hữu của Việt Nam là voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, voọc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...) Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Pù-mát (Quảng Bình), vườn quốc gia  Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh học Việt Nam và thế giới nhiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài ra, UNESCO đã công nhận 9 khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam là khu dự trữ sinh quyển thế giới như: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau và Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm; Khu dự trữ sinh quyển Langbiang.