Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Học sinh và sinh viên cần biết cách điều hành nhóm, phân công nhiệm vụ và giám sát tiến độ công việc. Kỹ năng này giúp đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời gian và đạt được mục tiêu đề ra.
Bảo vệ môi trường sống xung quanh bằng việc không xả rác bừa bãi và vứt rác đúng nơi quy định:
Là học sinh, sinh viên bạn không nên xả rác bừa bãi và cần vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định. Rác thải chính là nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài vứt rác đúng chổ các em cần phân loại rác có thể tái chế được để giảm khối lượng rác được thải ra môi trường cải thiện môi trường sống.
Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, mỗi người đều cần phải có ý thức nghiêm túc trọng việc bảo vệ môi tường, là học sinh, sinh viên để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đệp các em cần:Thực hiện và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Tận dụng nguồn năng lược sạch để sử dụng:
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên có sẵn vô hạn và cho lại hiệu suất sử dụng cao và bền. Vì vậy các em sinh viên cần phải nghiên cứu và áp dụng lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho gia đình để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu sự khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt như hiện nay.
Cuối cùng là các em nên tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh ở trường học hoặc nơi gia đình mình đang sinh sống để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Tiết kiệm điện nước để bảo vệ trái đất xanh:
Việc tiết kiệm điện nước giúp bảo vệ trái đất xanh nhờ giảm sự tiêu hao nguồn năng lượng tự nhiên. Để thực hiện tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, là học sinh, sinh viên các em cần thực hiện như sau:
Không tiếp tay cho kẻ ké xấu có hành vi hủy hoại môi trường:
Các em học sinh, sinh viên tuyệt đối không nên tiếp tay cho những nhành vi làm tổn hại đến môi trường như: Vức rác bừa bải, chặt phá trừng, buôn bán động vật hoang dã và đổ chất thải công nghiệp ra môi trường nước, sông ngòi, ao hồ, biển… Mà phải lên án báo cho cơ quan chức năng, hoặc bố mẹ biết.
Hạn chế sự dụng túi nilon hoặc thay thế túi nilon bằng túi giấy, túi xách có thể tái sử dụng được:
Túi nilon thuộc một trong số các loại rác thải khó phân hủy nhất và có quy trình sản xuất vô cùng ô nhiễm. Chính vì thế, là học sinh các em cần hạn chế sử dụng túi nilon và thay vào đó các em có thể sử dụng giấy báo, túi giấy, túi vải, hộp nhựa có thể tái sử dụng để đựng đồ ăn, thức uống, đồ dùng nhé!
Bảo vệ môi trường học bằng việc dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên trường:
Trong 5 điều bác Hồ dạy có nhắc đến điều thứ tư “giữ gìn vệ sinh thật tốt” là muốn nhắc nhở các em tự giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như tự dọn dẹp lớp học, sân trường hay môi trường xung quanh chúng ta. Đây là một hoạt động vô cùng thiết thực để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Hàng ngày các em có thể trực nhật lớp học, quét dọn sân trường, thu gom rác thải vào đúng vị trí,… để bảo vệ môi trường học.
Những Kỹ Năng Cần Thiết Để Thực Hiện Các Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường
Để các hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh và sinh viên đạt hiệu quả cao, việc trang bị những kỹ năng cần thiết là điều không thể thiếu. Những kỹ năng này không chỉ giúp tổ chức và quản lý các dự án môi trường một cách hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các bạn có thể truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Dưới đây là các kỹ năng quan trọng mà các bạn nên phát triển:
Vai trò của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Ngoài bảo vệ môi trường thì học sinh, sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã bằng những hành động cụ thể như sau:
Hăng hái và tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường:
Các em có thể lựa chọn các hoạt động bảo vệ môi trường tùy vào độ tuổi sao cho phù hợp nhất. Đối với những em học sinh còn nhỏ tuổi có thể tham gia các trò chơi về bảo vệ môi trường để trang bị kiến thức cho bản thân. Còn những em học sinh, sinh viên lớn hơn có thể tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường như “mùa hè xanh” với quy mô lớn.
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình là yếu tố quan trọng giúp bạn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Những kỹ năng này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn khuyến khích sự tham gia của nhiều người hơn.
Trên đây là những cách bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên. Là học sinh em đã làm được gì để bảo vệ môi trường rồi? Nếu chưa làm được gì! hãy thực hiện ngay hôm nay để xã hội có một mội trường xanh – sạch – đẹp nhé!
Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở. Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày. Hết giờ làm việc, họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày. Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo. Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi ăn trưa ở nơi làm việc, giấy vụn... Rác không cháy bao gồm các đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại… Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bề khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý. Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản.
Phân loại rác đã trở thành thói quen của người dân Nhật Bản
Đặc biệt, họ không có thái độ e ngại khi sử dụng đồ cũ, hàng tái chế bởi ở đây có những cửa hàng chuyên thu mua đồ dùng có thể tái sử dụng. Sau khi trải qua quá trình tẩy rửa, chỉnh sửa, các vật dụng được phục hồi gần như mới và bày bán cho mọi người có nhu cầu. Vật dụng gia đình dạng này rẻ hơn, hấp dẫn nhiều phụ nữ lựa chọn mua về sử dụng trong gia đình. Thậm chí, khi hàng có ít, người mua nhiều, họ còn phải tổ chức bắt thăm lựa chọn khách hàng may mắn được sở hữu món đồ tái chế. Tâm lý không e ngại sử dụng đồ cũ của phụ nữ Nhật Bản sẽ giảm bớt lượng rác thải phải xử lý, đồng thời tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí cho các gia đình, nhà máy xử lý rác thải ở Nhật Bản.
Trong gia đình Nhật Bản, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, do đó người phụ nữ được khuyến khích tham gia những buổi tập huấn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình bởi các tổ chức an sinh xã hội. Khi tham gia vào các khóa tập huấn kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe gia đình, phụ nữ có điều kiện tiếp cận với thông tin mới, đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để vận dụng trong cuộc sống gia đình. Do vậy, có rất nhiều chương trình BVMT, bảo vệ sức khỏe cho người dân của Chính phủ được phụ nữ Nhật Bản thực hiện thành công như Chương trình thúc đẩy mở rộng và khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ở Nhật Bản, nếu doanh nghiệp nào không quan tâm đến BVMT, sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và điều tất yếu các sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất sẽ tự bị đào thải khỏi thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch khuyến khích người dân đi ngủ sớm một giờ đồng hồ và cũng dậy sớm một giờ đồng hồ để giảm phát thải khí CO2 tại các hộ gia đình. Chương trình kêu gọi mọi người sử dụng ánh sáng mặt trời buổi sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống bằng các hoạt động như chạy bộ, tập yoga và ăn một bữa ăn giàu dinh dưỡng... Những chương trình trên đều có sự tham gia vào cuộc tích cực của phụ nữ Nhật bởi họ là người chăm lo những bữa ăn, sức khỏe cho cả gia đình.
Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, khi vai trò của người phụ nữ được khẳng định và đề cao trong cuộc sống thì trách nhiệm BVMT sẽ đi vào đời sống thực tiễn, tạo thành thói quen, tính cách của người Nhật Bản. Phụ nữ Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng của người phụ nữ Á Đông với các đức tính chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo chăm lo cho gia đình. Những kinh nghiệm từ việc làm nhỏ nhưng hiệu quả cao ở phụ nữ Nhật Bản là những bài học giúp cho phụ nữ Việt Nam trong việc nâng cao ý thức phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và cả tâm lý sử dụng đồ cũ ngày một tốt hơn.
Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 11/2013
Du lịch sinh thái vốn được xem là mô hình giàu tiềm năng, đặc biệt tại các điểm đến có giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học cao như các vườn quốc gia, khu bảo tồn... Hiện, các vườn quốc gia ở nước ta có giá trị tự nhiên và sinh thái lớn, song để phát triển du lịch sinh thái thực chất, đòi hỏi sự bài bản, đồng bộ, chú trọng bảo vệ môi trường...
Nhiều dư địa phát triển du lịch
Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho thấy, với diện tích đất có rừng hơn 14,7 triệu héc ta, tỷ lệ che phủ rừng là 42,02%, rừng Việt Nam là nơi cư trú của hàng chục nghìn loài động, thực vật hoang dã; đã có hơn 10.000 loài động vật, 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận với hơn 7.000 loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, trong đó khoảng 5.000 loài cây dược liệu…
Các hệ sinh thái rừng tại Việt Nam đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và phúc lợi cho con người thông qua các sản phẩm mà rừng cung cấp như: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, điều tiết nguồn nước, hấp thụ khí nhà kính, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp... Rừng cũng là không gian sinh sống của khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng, chủ yếu là cộng đồng các dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc gắn với rừng. Đây là tiềm năng to lớn phát triển các giá trị của hệ sinh thái rừng, trong đó có phúc lợi rừng…
Theo thống kê, đến nay, cả nước đã xác lập được 167 khu rừng đặc dụng, trong đó có 34 vườn quốc gia, 56 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 54 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thuộc 9 đơn vị khoa học. Bên cạnh sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan hùng vĩ, gắn liền với những giá trị văn hóa, tâm linh và bảo vệ môi trường, hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam còn có tiềm năng to lớn để phát triển các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái rừng, nhất là phát triển du lịch sinh thái.
Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Triệu Văn Lực chia sẻ, Chính phủ Việt Nam đã dành sự quan tâm và nguồn lực, cùng với hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ để bảo vệ sự sống trên trái đất và cải thiện bảo tồn đa dạng sinh học trước các thách thức, nguy cơ đối với đa dạng sinh học… “Hiện, các khu rừng, vườn quốc gia... đã và đang là nơi tổ chức các hoạt động du lịch, điểm đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ ngơi ngắm cảnh, quan sát động vật hoang dã. Qua đó, tạo sinh kế cho người dân xung quanh, đặc biệt là những người dân ở "vùng đệm", góp phần cải thiện đời sống người dân, bảo đảm an ninh trật tự địa bàn vùng đó”, ông Lực thông tin.
Tuy nhiên, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái, phát huy các giá trị văn hóa bản địa của những cộng đồng sống gần rừng chưa phát huy hết tiềm năng… “Chúng ta có tiềm năng về du lịch sinh thái nhưng chưa phát huy được việc này. Đó đó, cần có sự nhìn nhận đúng đắn từ xã hội để mọi người biết được đến 167 khu rừng đặc dụng đều có những giá trị quý giá riêng của nó”, ông Triệu Văn Lực nhấn mạnh.
Giảm thiểu tác động đến môi trường
Cam kết tiếp tục đồng hành trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng, Phó trưởng Phòng môi trường, biến đổi khí hậu của USAID tại Việt Nam, ông John Kiely Beebe Harris cho rằng: với hơn 160 khu rừng đặc dụng rừng và rừng phòng hộ trải khắp từ Bắc vào Nam, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn phát triển du lịch sinh thái. "Thời gian tới, phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam rất quan trọng. Không chỉ phải bảo đảm những lợi ích của du lịch sinh thái đem lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương mà còn phải bảo đảm những nơi có vườn quốc gia, những nơi phát triển du lịch sinh thái và những khu bảo tồn luôn được phát triển bền vững… Du lịch sinh thái chính là “bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ văn hóa chính là bảo vệ tương lai”", ông John Harris cho biết.
Song, để phát triển loại hình du lịch sinh thái thực chất và bền vững, ông Nguyễn Văn Hoàng (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) cho rằng: du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; bên cạnh tác động tích cực cũng có tác động tiêu cực, đặc biệt là môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch sinh thái sẽ khắc phục các tiêu cực trong phát triển du lịch… "Du lịch sinh thái sẽ bao gồm bảo tồn, phát triển kinh tế địa phương và giáo dục môi trường. Nguyên tắc của du lịch sinh thái là giảm thiểu tác động với môi trường ở mức độ thấp nhất; xây dựng nhận thức về môi trường; xây dựng trải nghiệm đích thực", ông Hoàng nhấn mạnh.
Tại buổi Tọa đàm "Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học" do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cũng cho rằng: Việt Nam cần xem xét để có những chính sách, chiến lược và cách tiếp cận phù hợp hơn nhằm thúc đẩy việc đa dạng hóa các hình thức cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái rừng... Thông qua đó, đa dạng phúc lợi rừng cho cuộc sống con người, giáo dục cho mọi người thêm hiểu biết, trân trọng hơn về rừng, từ đó tạo nên hành động, nghĩa cử chung tay bảo vệ rừng nói riêng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung.
(Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện)